Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đánh tráo bản chất phiên tòa xét xử vụ khủng bố - âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch

  Từ 16-20/1/2024, TAND tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử sơ thẩm 100 bị cáo trong vụ khủng bố, tấn công trụ sở UBND hai xã ở Đắk Lắk, giết hại cán bộ, chiến sĩ Công an và người dân vào rạng sáng 11/6/2023. Trước, trong và sau phiên toà, trên nhiều kênh thông tin báo chí nước ngoài, các trang mạng của tổ chức phản động lưu vong và trang mạng cá nhân của các đối tượng chống đối đã tung ra thông tin sai sự thật, các hình ảnh được dàn dựng, cắt ghép với mục đích chính trị hoá vụ án. Họ cố tình đánh tráo bản chất, biến vụ khủng bố thành vấn đề xung đột, mâu thuẫn trong các dân tộc ở Tây Nguyên nhằm kích động tâm lý kỳ thị dân tộc, gây chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Đồng thời tạo cớ để kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Thủ đoạn đánh tráo bản chất vụ án  “Chính trị hóa” vụ án hình sự là hành vi được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm bẻ lái, xuyên tạc, áp đặt, cho đó là “vi phạm nhân quyền”, “vi phạm dân chủ”, “tranh giành qu

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ của toàn dân

  Ngày đăng:  18/02/2024 - 19:54 Thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, một trong những trọng tâm mà các thế lực thù địch hướng đến hiện nay là tấn công, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng. Trước tình hình đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Muốn đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì nhất thiết phải huy động toàn thể người Việt Nam tham gia chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo. Nội dung này được khẳng định rõ trong Nghị quyết số 35-NQ/TW (ban hành ngày 22/10/2018) của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Thời gian qua, công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng có sự vào cuộc tích cực của đông đảo quần chúng n

Tái diễn luận điệu xuyên tạc công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

  Đảng và Nhà nước ta luôn kiên quyết, kiên trì, chủ động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng bất chấp những nỗ lực và kết quả đạt được, các thế lực thù địch, phản động lại thường xuyên đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, cố tình phủ nhận thành quả, lấy cớ kích động chống phá. Tỉnh táo trước “ma trận” tin giả, tin xấu độc Cần nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động chống phá công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên những nội dung sau: Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng, lãng phí và suy thoái thành công nếu không đa nguyên, đa đảng. Từ đó, họ kêu gọi Việt Nam phải đa nguyên, đa đảng đối lập mới chống tham nhũng thành công. Đây là chiêu bài được các thế lực thù địch, phản động diễn đi diễn lại mang tính sáo rỗng, cũ mòn. Thứ hai, họ vu cáo rằng, chính quyền hạn chế quyền người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ đó quy kết xã hiệu thiếu dân ch

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn kích động, xuyên tạc về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ

  Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động gia tăng nhiều hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có nội dung xuyên tạc hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Trong đó, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động triệt để lợi dụng, tuyên truyền xuyên tạc cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 bằng luận điệu vu khống Đảng, Nhà nước ta né tránh, lãng quên, không quan tâm đến chính sách đối với thương binh, cựu binh, thân nhân liệt sĩ tham gia cuộc chiến đấu; xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước. Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực xấu Có thể nói rằng, lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền vê biên giới, biển, đảo nhằm xuyên tạc sự thật, kích động dư luận và gây rối vốn là âm mưu quen thuộc của các thế lực thù địch. Như một chu kỳ, cứ mỗi khi đến dịp kỷ niệm các sự kiện như cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), trận hải chiến bảo vệ Trường Sa (19

Chữa “bệnh” xu nịnh

  Xu nịnh là hành vi khen không đúng hoặc khen quá lời nhằm mục đích cầu lợi người được khen. Xu nịnh có từ xa xưa và giờ đây “liên tục phát triển”, trở thành căn bệnh trầm kha của xã hội. Chữa “bệnh” xu nịnh là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Những chuyện nịnh cười ra nước mắt Thông thường ai cũng muốn được khen. Lời khen thực hiện đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng mực, kịp thời sẽ có tác dụng khích lệ, động viên rất lớn. Tuy nhiên, nếu khen một cách dễ dãi, khen không đúng bản chất, khen không xuất phát từ tấm lòng chân thành thì đó chính  là xu  nịnh. Có rất nhiều câu chuyện cười ta nước mắt từ việc nịnh bợ này. Có lần,  đến thăm nhà một đồng chí cán bộ cấp trên, khi được vợ đồng chí cán bộ này mời uống nước, một thành viên trong đoàn của chúng tôi nhấp một ngụm và hỏi: “Nước chị mua ở đâu mà ngon thế?” Vợ đồng chí cán bộ này trả lời: “Đó là nước máy, tôi đun sôi rồi để nguội chứ có mua ở đâu đâu”? Nghe xong, cả đoàn chúng tôi nhìn nhau cười và người nịnh hót thì đỏ c

Bóc trần chiêu trò “khảo sát tôn giáo Việt Nam” của BPSOS

  Một trong những chiêu bài đang được các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong sử dụng là móc nối, liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế lập các dự án về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm mục đích bôi nhọ, tạo hình ảnh, dư luận xấu để hạ uy tín Đảng, Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời lấy cớ kích động thành phần cực đoan, quá khích ở trong nước phá hoại, gây phức tạp về an ninh, trật tự. Lộ tẩy bản chất Thời gian qua, tổ chức “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) do Nguyễn Đình Thắng làm chủ tịch ở hải ngoại thường xuyên tiến hành các hoạt động thu thập thông tin liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam; tổ chức các hội thảo, diễn đàn thảo luận trên mạng xã hội với chủ đề “tự do tôn giáo tại Việt Nam”. Thành phần tham gia là cá nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đã bị xử lý và đại diện cá nhân trong tổ chức tôn giáo không được pháp luật công nhận, thậm chí đang bị chính quyền đưa vào diện xóa bỏ do liên quan đến yếu tố mê tín dị đo

Cẩn trọng với những dụ dỗ mang tên "Dự án xã hội dân sự"

Dưới vỏ bọc tổ chức phi chính phủ, một số người, nhất là thanh niên, sinh viên, học sinh đã tham gia RISE - một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân. Từ đó, số này đã chủ động đăng ký tham gia chương trình huấn luyện trực tuyến, xây dựng các dự án "xã hội dân sự" theo sự định hướng của số cầm đầu RISE… Trên thực tế, đây chỉ là một trong những thủ đoạn tinh vi của RISE để thực hiện ý đồ riêng là huấn luyện, đào tạo trực tuyến nhằm lôi kéo số chống đối, bất mãn trong nội địa để hình thành lực lượng chống đối Nhà nước thông qua phần mềm Zoom. “Bình mới, rượu cũ” Sau khi Bộ Công an công bố Việt Tân là tổ chức khủng bố, các cơ quan chức năng Việt Nam đã hành động quyết liệt, xử lý nghiêm những người có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia; tài trợ hoặc nhận tài trợ cũng như tham gia các hoạt động khác liên quan đến Việt Tân. Cũng vì thế, một số đối tượng cầm đầu Việt Tân đã tuyên bố rút ra khỏi tổ chức để “thực hiện các dự án riêng”