Chuyển đến nội dung chính

Giả danh Phật pháp - thủ đoạn tinh vi cải đạo tín đồ Phật giáo của Pháp Luân Công

Việc sử dụng từ ngữ thuật ngữ hình ảnh của Phật giáo rồi tự nhận là pháp môn của Phật pháp sẽ cải đạo được tín đồ Phật giáo vì họ sẽ nghĩ là cùng là pháp môn của Phật pháp như Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông...nên theo “Tông” nào mà chả được.

Nhưng Pháp Luân Công lại còn quảng cáo mồi chài với những phần quà hấp dẫn như Pháp Luân Công là tu cao tầng, cao hơn cả tầng Phật Như Lai, Pháp Luân Công miễn phí, Pháp Luân Công khỏi bệnh thần kỳ, Pháp Luân Công được phổ truyền hàng trăm quốc gia, Pháp Luân Công thật sự là tốt, Pháp Luân Công là đại pháp chính truyền, Pháo Luân Công phi kinh tế, phi chính trị, phi tôn giáo, Pháp Luân Công là cao cấp của Phật Gia, Pháp Luân Công là tính mệnh song tu,v.v...Còn Phật giáo đã mạt đến sư tăng cũng không còn tự độ được nữa nên theo Pháp Luân Công là tốt nhất.

Điều đó là đánh vào lòng tham của quần chúng do vậy khi tín đồ Phật giáo bắt gặp Pháp Luân Công liền tìm hiểu và theo môn phái này. Chưa kể họ có một tổ chức chuyên nghiệp mồi chài, tẩy não tín đồ để hoạt động truyền bá Pháp Luân Công. Điều đáng nói Lý Hồng Chí yêu cầu tín đồ phải nghiêm túc thực hiện bất nhị Pháp Môn, nghĩa là họ dụ tín đồ tôn giáo khác sang bên Pháp Luân Công dưới chiêu bài phi tôn giáo, khí công, pháp môn của Phật pháp. Nhưng sau khi sang thì họ lại chặn tất cả các đường lui ngã rẽ của những người này dưới cái gọi “Bất nhị pháp môn”.
Điều này cũng không có gì khó hiểu, như chúng ta đều biết rằng trong Phật giáo cũng như trong trong các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng có các trường phái (trường phái), dù ở tông phái trường phái nào đi chăng nữa nhưng cũng đều có một số đặc điểm chung nhất định gọi là“Đại Động Tiểu Dị” nghĩa là phần lớn là giống nhau một số nhỏ là khác nhau. Vì vậy các tông phái trong Phật giáo đặc biệt Phật giáo Đại thừa hòa đồng nhau không có sự bài xích, bất kỳ một vị Phật nào được đức Phật Thích Ca Mâu Ni đề cập đến cũng mang một thái độ lời kinh hết sức “cung kính tôn trọng ngợi khen” hoàn toàn không có bài xích hay phỉ báng. 

Vì vậy nên phật tử đa phần đều chấp nhận tất cả các tông phái trong Phật giáo. Điều này vừa là điểm mạnh trong việc hòa hợp các tông phái trong Phật giáo nhưng cũng là điểm yếu trong việc một tổ chức trá hình nào đó giả danh một tông phái - pháp môn của Phật giáo để thâu nạp cải đạo phật tử. 

Tổ chức Pháp Luân Công đang làm việc này, thủ đoạn cải đạo tín đồ Phật giáo dựa trên đặc điểm này. Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là một trong tám vạn bốn nghìn pháp môn của Phật pháp.
Trích: “Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v... khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật pháp được.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 7).
Trích: “Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân trang 18).
Trích: “Pháp trong Phật giáo chỉ là một bộ phận nhỏ trong Phật pháp; còn có nhiều Đại Pháp cao thâm khác; trong mỗi tầng lại có các Pháp khác nhau. Thích Ca Mâu Ni giảng rằng tu luyện có 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Trong Phật giáo chỉ có một vài pháp môn, nó chỉ có Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Tịnh độ [tông], Mật tông, v.v... chỉ mấy pháp môn ấy; đếm ra chỉ là một con số quá nhỏ! Do vậy nó không khái quát toàn thể Phật pháp được; nó chỉ là một bộ phận nhỏ của Phật pháp. Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn ấy; [nó] không có quan hệ gì với Phật giáo Nguyên thủy cho đến Phật giáo thời kỳ mạt Pháp, cũng không có quan hệ với các tôn giáo hiện đại” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân trang 48).
 
Các câu chuyện hình ảnh của Phật giáo được đăng tải trên các trang web truyền bá Pháp Luân Công thì không thể kể hết (bạn đọc có thể kiểm chứng tại các trang: http://www.daikynguyenvn.com/, http://tinhhoa.net/, http://tientri.net/, http://www.phapluaninfo.org/, https://www.facebook.com/dafa.great/ , http://chanhkien.org/, http://tansinh.net/, https://www.tindachieu.comhttp://chinhphap.org/, https://tinhtue.orghttp://minhbao.net/, v.v…) khoảng hơn 50 trang web như vậy.
Video sau là một ví dụ cho thấy tín đồ Phật giáo đã cải đạo theo Pháp Luân Công sau đó lại quay lại tổ chức cải đạo các tín đồ Phật giáo khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...