Chuyển đến nội dung chính

CÓ THỂ BẠN CHẢ BIẾT: VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ GIỮ BIỂN ĐẢO THẾ NÀO?

 Từ năm 1956 - 1960: Chính quyền VNCH đã biếu không cho Campuchia 5 đảo ở phía Tây Nam gồm: Hòn Năng (trong và ngoài), Hòn Tai, Hòn Kiến Vàng, Hòn Keo Ngựa và đảo Hòn Trọc (hay còn gọi là đảo Wai hoặc Poulo Wai).
- 1956: Sang nhượng chủ quyền cho Đài Loan đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa).
- 1959: Tiếp tục chuyển tên sở hữu cho Đài Loan đảo Ba Bình (đảo nổi lớn nhất ở Trường Sa).
- Năm 1970 Philippines xâm chiếm một số đảo, trong đó có 3 đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa mà Chính phủ VNCH đã tuyên bố và xác lập mốc chủ quyền, gồm: Thị Tứ, Loại Ta, Song Tử Đông, nhưng không gặp phải bất cứ phản ứng nào. Thậm chí nguồn tin phản ánh việc chiếm đóng đảo của Philippines nhiều tháng sau các nước mới biết, cho thấy Chính phủ VNCH đã “lãng quên” hoặc làm ngơ trước việc chiếm đóng này.
- Từ 1970 – 1971: Tặng cho Malaysia 7 đảo ở Trường Sa gồm : Đá Én Ca, Đá Hoa Lau, Đá Kỳ Vân, Đá Sác Lốt, Đá Suối Cát, Đá Kiêu Ngựa và Bãi Thám Hiểm.
- Năm 1974 sau trận "hải chiến" giữa hải quân VNCH với Trung Quốc, 36 đảo còn lại ở Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn. Đây là trận chiến mà như nhiều nhà phân tích, những người trong cuộc từng lên tiếng thì nguyên nhân thất bại là do VNCH bị Hoa Kỳ “bán đứng” và sự hèn nhát, nhu nhược của quân đội cũng như chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nên nhớ lúc bấy giờ VNCH có lực lượng hải quân hiện đại xếp hạng 4, không quân xếp thứ 3 thế giới.
Nhân tiện, lỡ kể các anh VNCH dũng cảm “giữ đảo” rồi thì xin kể tội các anh Cộng sản đã “bán đảo” như nào cái nhỉ 😌
- Tháng 4/1975 nhận định Chính phủ VNCH sẽ sụp đổ, nước ngoài có thể lợi dụng tình hình này để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nên đã chủ động giải phóng các đảo nổi trước khi giải phóng trên đất liền: 
+ Ngày 14/4/1975 giải phóng đảo nổi Song Tử Tây;
+ Ngày 24/4/1975 giải phóng đảo nổi Sơn Ca;
+ Ngày 27/4/1975 giải phóng đảo nổi Nam Yết; 
+ Ngày 28/4/1975 giải phóng đảo nổi Sinh Tồn và Trường Sa Lớn;

- Trong những năm sau đó, tiếp tục đưa quân ra giữ một số đảo nổi gồm:
+ Ngày 10/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi An Bang;
+ Ngày 13/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Sinh Tồn Đông;
+ Ngày 30/3/1978 đóng quân giữ đảo nổi Phan Vinh;
+ Ngày 04/4/1978 đóng quân giữ đảo nổi Trường Sa Đông;
+ Ngày 05/3/1987 đóng quân giữ đảo chìm Thuyền Chài;
+ Ngày 02/12/1987 đóng quân giữ đảo chìm Đá Tây;

Tuy nhiên do lực lượng, trang bị của hải quân hạn chế nên nhiều đảo chìm chúng ta không thể đóng quân, có những đảo đã đến đóng quân nhưng điều kiện sinh sống quá khắc nghiệt nên bộ đội phải rút về, như đá Châu Viên.
- Trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền CQ88, chủ động ngăn chặn âm mưu thôn tính các đảo, bãi chìm của Trung Quốc, đã đóng & giữ thành công 10 đảo chìm:
+ Ngày 23/1/1988 đóng quân giữ đá Tiên Nữ;
+ Ngày 05/2/1988 đóng quân giữ Đá Lát;
+ Ngày 06/2/1988 đóng quân giữ Đá Lớn;
+ Ngày 11/2/1988 đóng quân giữ Đá Đông;
+ Ngày 27/2/1988 đóng quân giữ Tốc Tan;
+ Ngày 02/3/1988 đóng quân giữ Núi Le;
+ Ngày 14/3/1988 diễn ra xung đột vũ trang ở Trường Sa làm 64 chiến sĩ tử thương, chúng ta giữ đươc Cô Lin nhưng Trung Quốc chiếm được Gạc Ma và Len Đao;
+ Ngày 15/3/1988 đóng quân giữ các đảo chìm Đá Thị, Đá Nam;
+ Tháng 4/1988 chúng ta tổ chức chiến dịch bí mật nhằm chiếm lại Gạc Ma và Len Đao, nhưng chỉ giải phóng được Len Đao.

Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu, bị cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế, quân sự, nhưng chúng ta đã chủ động đóng giữ, anh dũng bảo vệ các đảo nổi và 10 đảo chìm, trong đó nhiều đảo lớn, có tiềm năng phục vụ mục đích quân sự và phát triển kinh tế. Tuy không thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm 6 đảo chìm (Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, Gạc Ma), nhưng có thể khẳng định chiến dịch CQ88 đã thắng lợi, làm thất bại âm mưu chiếm đóng của Trung Quốc.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng ...

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà t...

Trịnh Hữu Long - Tên phản động đội lốt Luật gia

Kẻ phản động Trịnh Hữu Long bày trò  trên luật khoa tạp chí Trịnh Hữu Long - kẻ tự dựng nên trang Luật Khoa Tạp Chí dưới sự hẫu thuẫn của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm tuyên truyền, xuyên tạc chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Trịnh Hữu Long là ai? Trịnh Hữu Long tự nhận là luật gia-bởi luật gia đâu có giấy chứng nhận như luật sư Trịnh Hữu Long, (sinh 1986, quê quán Thanh Hóa) từng tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội khóa 29 chuyên ngành luật kinh tế, năm 2008. Sớm có tư tưởng chống đối, Trịnh Hữu Long đã không theo những con đường như các sinh viên cùng khóa khác như luật sư, giảng viên, cán bộ cơ quan tư pháp,… mà theo con đường của những kẻ phản động. Tốt nghiệp năm 2008, với một chút khả năng “viết lách”, có thời gian từng tham gia quản trị diễn đàn của sinh viên luật và ý tưởng muốn làm giàu nhanh chóng, Trịnh Hữu Long đã nhanh chóng thay đổi lập trường và dấn thân vào con đường phản động. Hoạt động chống phá của Trịnh Hữu L...