Tối rảnh rỗi lại lên trao đổi dăm ba chủ đề kén người đọc với bà con trên facebook. Chuyện là lúc nãy đi ăn cơm, trong lúc chờ gọi món thì lướt web có vô tình thấy ai đó đưa thông tin về việc RSF (Reporters sans frontières- với tên tiếng Anh là Reporters Without Borders) đưa Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào danh sách “kẻ thù của tự do truyền thông” và xếp Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia “đàn áp tự do báo chí”. Thực tế trước đó mình cũng có nghe phong phanh rồi nhưng theo cảm nhận của mình thì lại một lần nữa hoạt động này “phản tác dụng” khi bị chính “người trong nghề” lên tiếng phản đối bởi những cáo buộc mơ hồ mà phía RSF đưa ra.
Thực tế cũng không nhiều người lạ lẫm gì với cách thức làm việc của RSF khi thường chỉ sử dụng làm phương pháp duy nhất để khảo sát, đánh giá mà nhiều gọi là “Người mù một mắt”. RSF luôn cho rằng tại Việt Nam "báo chí hoàn toàn bị cấm đoán, Internet bị theo dõi, nhiều công dân mạng và blogger bị chính quyền đàn áp".... mà hoàn toàn không quan tâm đến sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của hệ thống truyền thông báo chí ở nước ta. Ngay như bảng xếp hạng “The 2016 World Press Freedom Index” mà RSF mới công bố chẳng hạn, có thể nhận thấy rằng RSF luôn “tập trung” vào cái gọi là “BLACK LIST” – Danh sách đen của phía Mỹ mà nổi lên các nước như Xy-ri, Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba… RSF đề cập đến tình trạng “báo chí bị đàn áp trên toàn thế giới” nhưng lại né tránh, hầu như không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của phía Mỹ và các nước đồng minh.
Đó là một biểu hiện của phương pháp “Người mù một mắt”. Hay như việc trao “giải phóng viên vỉa hè”, “giải công dân mạng”,… chẳng hạn. Ai là đối tượng mà RSF hướng tới?
Những blogger, những người không hề hoạt động trong lĩnh vực báo chí chính thống, những người không làm việc vì cái tâm của nghề báo là phản ảnh sự thật khách quan, những người hằng ngày lên mạng xã hội để chửi bới, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống chế độ, chính quyền, và cả những người từng bị xử lý vì có phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật…
Việc mà những blogger “có tiếng” mà thường được “vinh danh” về hoạt động trong lĩnh vực báo chí theo đánh giá của RSF chỉ thuộc dạng như Nguyễn Hữu Vinh, Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Đài, Tạ Phong Tần hay như mới đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hồ Văn Hải… Nếu xét theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, quy định của pháp luật Việt Nam thì những trường hợp kể trên đều là những người có hoạt động vi phạm. Cụ thể, theo điều 19 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị thì “Khoản 1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. Khoản 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”. Tuy nhiên, Tại Khoản 3 có quy định là Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.
Còn trong Luật Báo chí cũng nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc “tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí…” và “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân”. Một điều đáng chú ý nữa là không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước phương tây, nhiều người hoạt động trong lĩnh vực báo chí cũng từng lên tiếng tố cáo, phê phán RSF sử dụng phương pháp “người mù một mắt” để đánh giá rồi đưa tin. Họ hoàn toàn phản đối, lên án cách làm phiếm diện, một chiều, mang tính áp đặt của RSF. Có thể thấy, RSF thay vì bảo vệ các nhà báo chân chính mà lại cổ vũ, tiếp tay cho một số blogger và nhà báo không chính thống, những kẻ đội lốt nhà báo để xâm phạm an ninh quốc gia quốc gia.…
Riêng với những cáo buộc mà phía RSF đưa ra thì có thể thấy đều xuất phát từ những mưu đồ chính trị, những toan tính, bất chấp những thành tựu nổi bật mà không chỉ nước ta mà nhiều quốc gia khác đạt được được lĩnh vực “tự do” về báo chí, dân chủ, nhân quyền.
Nhận xét
Đăng nhận xét