Trong Sex Education, một seri phim truyền hình của Netflix có câu thoại: “T.inh t.r.ùng của tao có mùi vị giống kim chi”. Chính câu thoại này đã khiến cộng đồng mạng Hàn Quốc – vốn nổi tiếng là những người vô cùng bảo thủ, tiêu cực và rất thích “chiến tranh mạng” vô cùng phẫn nộ và thậm chí có những động thái tẩy chay đơn vị này. Netflix đã phải có những động thái xoa dịu cư dân mạng Hàn Quốc, cho rằng câu thoại trên chỉ là “trò đùa giữa những đứa trẻ đang trong độ tuổi mới lớn”, rõ ràng, người Hàn có lý khi phản ứng như vậy. Kim chi là món ăn truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc và rõ ràng việc ghép “mùi vị kim chi” vào “t.inh t.r.ùng” tại một seri 18+ là không phù hợp với văn hóa Á Đông.
Nhưng, những người bị tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác.
Đã không ít lần, người Hàn làm những bộ phim có hàm ý khinh miệt người Việt, mình xin phép không nêu cụ thể những bộ phim đó. Trong đó, có những câu thoại và tình tiết nói về việc “lấy chồng Hàn Quốc” của phụ nữ Việt, rằng đàn ông Hàn Quốc chỉ cần có tiền là có thể lấy được con gái Việt Nam trong độ tuổi đẹp đẽ, xinh gái. Nhưng nghĩ lại, trách người Hàn, thì cũng phải nhìn ngược lại, trên Youtube, có một kênh chuyên đăng tải các clip tự PR bản thân của một số phụ nữ Việt Nam và những người xuất hiện trong các đoạn clip ấy công khai bày tỏ mong muốn lấy chồng Hàn Quốc, trong đó, đa phần những lý do được nêu ra bao gồm: Trai Hàn Quốc giàu có, xã hội Hàn Quốc văn minh, yêu thích văn hóa Hàn Quốc.
Phim ảnh của Hàn Quốc có những ma lực khủng khiếp. Có một đánh giá rằng, phim Việt Nam khắc họa những hoàn cảnh xã hội thực tế, còn phim Hàn Quốc thì khắc họa một xã hội mà người Hàn mong muốn có trong thực tế.
Một số người Hàn, tự coi họ là chủng tộc thượng đẳng. Tại châu Á, chỉ có Nhật Bản mới là quốc gia cùng “đẳng cấp” với Hàn Quốc. Còn các quốc gia khác, đặc biệt là tại Đông Nam Á, Nam Á, trong đó có Việt Nam luôn ở một vị trí “hạ cấp” hơn so với người Hàn Quốc.
Điều này một phần có thể giải thích ở khía cạnh lịch sử, những triều đại phong kiến Triều Tiên đa phần chỉ là những triều đại “bù nhìn” dưới trướng của các triều đại phong kiến Trung Hoa hoặc Nhật Bản, người đứng đầu nhà nước phong kiến Triều Tiên chỉ dám mặc áo hồng bào, không có ấn tín riêng. Đến thời kỳ lịch sử hiện đại, bản chất Hàn Quốc cũng không phải là một quốc gia đại diện cho dân tộc Triều Tiên trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên, vấn đề độc lập dân tộc và quyền quyết định tối cao về lãnh thổ Hàn Quốc – cũng không do người Hàn Quốc định liệu. Chính vì thế, một số người Hàn Quốc có một tâm lý ám ảnh về việc “thượng đẳng”, vì rõ ràng, nếu dựa vào lịch sử và tính dân tộc, họ có rất ít những thứ để chứng tỏ rằng họ “thượng đẳng” hơn những dân tộc khác.
Vì thế, hãy chú ý rằng, những gì mà người Hàn Quốc tích cực truyền thông nhất, đó là làn sóng văn hóa Hallyu – đó là phim truyền hình, phim điện ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Hàn Quốc là một trong mười quốc gia xuất khẩu văn hóa nhiều nhất thế giới và Hallyu chính là quân bài chủ lực lớn nhất. Nhưng bản chất Hallyu lại là một làn sóng văn hóa mang hơi thở đậm đà của chất hiện đại, không hề có những dấu ấn đặc biệt văn hóa Hàn Quốc trong suốt chiều dài lịch sử. Nhưng, chính những nét văn hóa Hallyu của người Hàn cũng bị đặt dấu hỏi lớn, một là đấy có phải là văn hóa thực sự của Hàn Quốc hay không hay chỉ là sự nói quá, phóng đại? Hai là nói những điều ấy là “văn hóa” có thực sự là biểu trưng của Hàn Quốc hay không, khi những làn sóng Hallyu mới chỉ hình thành có mấy chục năm – quá ít để được xem là “biểu tượng văn hóa quốc gia”.
Từ yếu tố lịch sử, hãy nhìn nhận về những quốc gia mà người Hàn Quốc ghét nhất, đó là Nhật Bản, Trung Quốc. Vì hai quốc gia này đã dè nén bán đảo Triều Tiên trong quá khứ, cũng là hai quốc gia hùng mạnh, kinh tế lớn mạnh hơn, lịch sử hào hùng hơn nếu đặt lên bàn cân so sánh với Hàn Quốc. Còn những quốc gia khác, thực chất người Hàn Quốc không ghét mà tỏ ra “thượng đẳng” hơn.
Người Việt và người Hàn có mối quan hệ phức tạp, cả trong quá khứ và hiện tại. Người Hàn từng gây ra những đau thương cho người Việt trong quá khứ tại chiến tranh Việt Nam, thậm chí, số lượng vụ thảm sát do lính Hàn gây ra còn ác độc hơn lính Mỹ. Người Hàn cũng phải chịu những cảnh tương tự trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ. Cứ đến dịp, người Hàn lại nhắc lại những tội ác của người Nhật rồi đòi đền bù, người Hàn luôn thể hiện rõ sự hằn học trong quá khứ mãi đến tận thời điểm hiện nay. Nhưng người Việt, lại tỏ ra thứ tha hơn hẳn, không những thứ tha với cả người Hàn mà còn cả với người Nhật.
Một số người Hàn khinh người Việt rõ ràng, vì người Việt có một lịch sử hào hùng hơn hẳn, vị tha hơn hẳn, có quyền quyết định với vận mệnh dân tộc và có cả “Miền Bắc”. Người Việt đã thống nhất được hai miền, điều mà người Hàn – chưa và có lẽ sẽ không làm được. Đây là một kiểu khinh – như là một dạng đố kị vậy.
Hàn Quốc là một quốc gia đơn chủng tộc, trong đó 99% là người Triều Tiên – chứ không phải là người Hàn Quốc theo thông lệ mà người ta hay gọi. Chính vì tâm lý “chủng tộc thượng đẳng” mà người Hàn Quốc có một ám ảnh với vấn đề: con lai.
Hiện tại, số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đang chiếm 20% tổng số cô dâu ngoại quốc tại Hàn. Hàng năm, có khoảng 7 – 11% đàn ông Hàn Quốc lấy vợ ngoại quốc, tức là cứ khoảng 10 đàn ông Hàn Quốc có khoảng 1 người lấy vợ ngoại quốc. Số lượng cô dâu ngoại hàng năm tại Hàn Quốc chủ yếu là Việt Nam (28%), Trung Quốc (20%), Thái Lan (5%), còn lại các các quốc tịch khác từ Đông Nam Á và Nam Á. Đã có nhiều cuộc biểu tình của người Hàn Quốc “thượng đẳng” nhắm vào việc có quá nhiều đàn ông Hàn Quốc lấy vợ ngoại quốc, yêu cầu chính quyền Hàn Quốc ngăn chặn hoặc nghiêm cấm việc lấy vợ ngoại quốc. Lấy vợ ngoại quốc đồng nghĩa với việc có nhiều con lai hơn, chủng tộc thuần Triều Tiên sẽ bị pha tạp.
Trên phim ảnh Hàn Quốc, đã không ít lần xuất hiện những câu chuyện về việc bao nhiêu tiền để có thể lấy phụ nữ Việt, nếu hiểu theo nghĩa tích cực, đó là việc các chú rể Hàn Quốc và gia đình chuẩn bị chi phí cho hôn nhân, trong đó có các khoản chi phí trả cho nhà gái tại Việt Nam, tiền tổ chức cưới xin… Còn nếu ở khía cạnh tiêu cực, đó là vấn nạn “mua cô dâu”, dẫn đến các hình thức cưới xin mà không phát sinh tình cảm, bên cạnh đó là một vấn nạn an ninh tầm quốc gia là nạn buôn người. Có một tỷ lệ lớn những người Hàn Quốc lấy vợ Việt Nam đều ở trong tình cảnh tương đối khó khăn, điều này được chỉ ra vì tới 50% số phụ nữ Việt Nam lấy chồng ở nông thôn Hàn Quốc vốn có mức sống rất chênh lệch với thành thị, 50% số cặp vợ chồng Hàn Việt phải sống chung với cha mẹ do không có điều kiện ở nhà thuê hoặc mua căn hộ.
Theo khảo sát của Ủy ban nhân quyền Hàn Quốc, có tới 40% cô dâu Việt tố chồng Hàn Quốc bạo hành. Trong đó có 38% bị bạo hành thể chất (dùng tay, chân, đánh đập…) và 20% bị bạo hành bằng vũ khí. Đặc biệt, 98% số cô dâu Việt bị bạo hành không thể tìm được phương án trợ giúp, không biết liên hệ với ai. Đặc biệt, có 25 % số cô dâu Việt không muốn ai biết chuyện họ bị bạo hành, vì gia đình của họ ở phía Việt Nam sẽ lo lắng hơn hoặc thậm chí sẽ bị bạo hành hơn nếu bị chồng biết chuyện.
Chính một thị trưởng Hàn Quốc đã so sánh những đứa trẻ thuộc các gia đình đa văn hóa là “bầy ruồi” và “tạp chủng”. Cộng đồng gia đình đa văn hóa đã phản đối và yêu cầu vị thị trưởng này “cúi đầu xin lỗi”, tuy nhiên, điều đáng chú ý là dư luận Hàn Quốc không chú ý và có những phản ứng rất yếu ớt.
Du học sinh và những người lao động Việt Nam cũng gặp phải những tình trạng kỳ thị chủng tộc tại Hàn Quốc. Theo Statistics Korea, có tới 21,2% số người ngoại quốc tại Hàn Quốc bị phân biệt chủng tộc, trong số đó, hơn 90% số người ngoại quốc bị phân biệt đến từ các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung Quốc. Có một thực tế chỉ ra rằng, người Hàn Quốc sẽ săn đón, ưu chuộng kết giao với người phương Tây, vì người Hàn coi người phương Tây da trắng là chung tộc thượng đẳng. Đó có thể là lời giải thích cho việc, người Hàn luôn tìm mọi cách, kể cả can thiệp thẩm mỹ để có một làn da trắng.
Những du học sinh, người lao động Việt Nam đều rõ ràng đang đóng góp vào GDP Hàn Quốc, thậm chí đa phần những người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc để làm những công việc mà người Hàn Quốc từ chối làm hoặc hạn chế làm.
Người Hàn có chủ nghĩa hình thức thái quá và họ coi những người Đông Nam Á là một chủng tộc “xấu xí”. Thậm chí ở trong thế giới K-pop, việc kỳ thị ngoại hình diễn ra với cả những nữ thần tượng hoặc nghệ sĩ gốc nước ngoài, Lisa – một trong những nữ thần tượng nổi bật nhất của Blackpink tại thị trường quốc tế nhưng chưa từng được coi là “sao có số má” tại Hàn Quốc vì nữ thần tượng này có gốc gác Thái Lan. Chính nhân vật Kim Toni trong Itaewon Class là một “hiện thân” của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Hàn Quốc.
Câu nói “Bao nhiêu tiền thì có thể lấy được phụ nữ Việt Nam” không chỉ dừng lại ở trong một lời thoại trong một bộ phim. Phim ảnh là một phương tiện đại chúng, và những gì xuất hiện trên phim ảnh và ngay trên sóng truyền hình quốc gia Hàn Quốc, có thể mở rộng hơn đến khía cạnh “thể diện dân tộc”.
Nhận xét
Đăng nhận xét