1. Không hề có các cuộc hành quyết của
quân Cộng sản:
Nhiều nguồn tin viết rằng các tử thi
trong hố chôn tập thể bị trói bằng dây điện thoại sau đó bị cuốc bổ vào đầu dẫn
đến cái chết. Nhưng thực tế thì các xác chết trong hố tập thể đều có vết tích của
bom Mỹ, các dây trói theo kiểu do quân đội Hoa Kỳ chuyên nghiệp đào tạo, và
theo pháp y việc trói xảy ra sau khi người đã chết vài ngày do đó không phải do
Việt Cộng xử tử hình. Một binh sĩ thủy quân lục chiến có mặt trong buổi khai quật
đầu tiên đã thấy những dấu vết ở hiện trường chứng tỏ đã xử dụng xe ủi đất (cái
này Việt cộng không có). Một số “nhân chứng” nói rằng Việt Cộng đã sử dụng súng
phun lửa để tàn sát trong khi đây là một thứ hàng xa xỉ với Quân giải phóng.
Những đoạn phim được công chiếu trong
thời gian sau khi quân Mỹ tái chiếm thành phố thực chất chỉ là một đòn tâm lý
chiến của chính phủ Nixon. Bác sĩ Alje Vennema tuy không khẳng định rằng không
có ai trong số các tử thi này đã là nạn nhân bị MTGPDT hành quyết, nhưng ông
nói rằng các bằng chứng cho thấy hầu hết họ là nạn nhân của các cuộc giao chiến
trong vùng chứ không phải do giết chóc chính trị. Ông kể rằng đã hỏi chuyện các
dân làng gần đó, họ nói rằng trong các ngày 21 đến 26 tháng Hai khu vực trung
gian đã bị bom và pháo dữ dội. Và, trái với các tuyên bố của chính phủ rằng nhiều
nạn nhân đã bị chôn sống tại đó, Vennema nói rằng tất cả các tử thi đều có các
vết thương.
Người Mỹ và VNCH đã cố bưng bít thông
tin về kết quả khai quật các tử thi được cho là nạn nhân bị quân Cộng sản hành
quyết. Trong các tháng Ba và Tư, khi các tử thi được cho là của nạn nhân các cuộc
hành quyết của Cộng sản đang được khai quật, chính quyền Sài Gòn không cho phép
bất kỳ phóng viên nào xem các địa điểm có mộ hay các tử thi, mặc dù tại thời điểm
đó có rất nhiều phóng viên nước ngoài đang có mặt tại Huế. Cuối tháng Hai, Đại
tá Tỉnh trưởng Pham Van Khoa tuyên bố rằng 300 thường dân là viên chức chính phủ
đã bị Cộng sản hành quyết và đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể ở phía
đông nam thành phố. Nhưng không một phóng viên nào được đưa đến thăm những nơi
được cho là mộ đó. Thực tế, nhiếp ảnh gia người Pháp, Marc Riboud, người đã vài
lần yêu cầu được nhìn thấy những ngôi mộ, đã liên liếp bị từ chối cấp phép. Khi
cuối cùng anh ta dùng trực thăng để đến địa điểm đã thông báo thì phi công từ
chối hạ cánh với lí do là vùng đất đó "không an toàn". Riboud không
bao giờ nhìn thấy địa điểm đó, và đến khi danh mục chính thức theo thời gian của
các phát hiện và bản đồ tọa độ của các địa điểm có mộ được công bố, không có địa
điểm nào giống với cái mà Đại tá Khoa miêu tả - Gareth Porter viết trong bài
đăng trên tạp chí "Indochina Chronicle", số 33 ngày 24/6/1974.
Một thông tin thú vị là việc các nhà
báo độc lập không bao giờ được phép có mặt tại những cuộc khai quật mộ tập thể.
Sự ước lượng về những nạn nhân của thảm sát tại Huế đã tăng vọt lên một cách
đáng kể để đáp ứng lại với những nhu cầu chính trị bất ngờ đột xuất của chính
quyền Nixon. Không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập
thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người
Pháp, Marc Riboud, đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa
điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố "có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt cộng
giết". Người tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về
những hố chôn tập thể, những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện
trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dù đã
nhiều lần yêu cầu được đến xem. Điều này đặt câu hỏi về việc tại sao Mỹ và Việt
Nam Cộng Hòa sau khi tái chiếm được Huế đã không cho các phóng viên tới hiện
trường để điều tra viết bài về sự kiện chấn động này, trong khi nếu sự việc có
thật thì lẽ ra họ phải tận dụng vì đây sẽ là cơ hội tuyên truyền rất tốt cho họ.
2. Sự thật về các hố chôn tập thể:
Alje Vennema, một bác sỹ làm việc cho
một đội y tế Canada tại bệnh viện Quảng Ngãi, người tình cờ có mặt tại bệnh viện
tỉnh Huế trong thời gian xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân và là người đã tự thẩm tra
các địa điểm mộ. Vennema công nhận rằng có 14 mộ tại trường Gia Hội, nhưng ông
nói rằng trong các ngôi mộ đó tổng cộng chỉ có 20 xác. Vennema còn khẳng định rằng
tại hai địa điểm còn lại trong khu Gia Hội chỉ có 16 tử thi thay vì 77 như
chính quyền tuyên bố, và rằng tại những địa điểm trong khu vực lăng vua ở tây
nam Huế chỉ có 29 tử thi thay vì 201 như được tuyên bố trong các báo cáo chính
thức.
Theo Vennema, do đó, tổng số tử thi tại
bốn địa điểm chính được phát hiện ngay sau Tết là 68, chứ không phải con số 477
như đã được tuyên bố chính thức. Trong trường hợp các địa điểm trong khu lăng
vua, ông khẳng định rằng hầu hết các tử thi có dấu vết của quân phục bởi các
chiến sĩ Việt Cộng không bao giờ bỏ lại xác của đồng đội đã hy sinh mà cố đem
ra ngoài mặt trận rồi mới chôn cất.
Nhận xét
Đăng nhận xét