Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/ chọn con đường nào để nước trôi”. Câu thơ đó không chỉ có ý nghĩa trong cuộc đời lẫy lừng nhà thơ lớn Tố Hữu đã trải qua mà còn có ý nghĩa rất lớn trong thời đại hôm nay, khi mà đứng trước những sự lựa chọn, con người ta có những khi chọn cái gì cũng không đơn giản. Tuy nhiên, cuộc sống vấn tiếp diễn, nếu cứ đứng mãi ở sự “bâng khuâng” thì không khác nào thất bại. Giờ đây, điều này đang ứng vào việc lựa chọn tên xã, phường sau khi sáp nhập của Hà Nội. Tất nhiên, để đưa ra lựa chọn tên đơn vị hành chính sau sáp nhập không phải là quyết định chủ quan, duy ý chí của bất cứ cá nhân nào, nó phải dựa trên quy trình rất chặt chẽ mà Sở Nội vụ đã hướng dẫn là: Tên đơn vị hành chính mới được xem xét dựa trên yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương, ưu tiên sử dụng tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước đó; sau đó, sẽ lấy ý kiến của số đông, của đại bộ phận quần chúng nhân dân sinh sống tại địa phương sau khi sáp nhập qua hình thức trưng cầu ý dân. Tên mới là tên được phần lớn nhân dân lựa chọn. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có một bộ phận chọn tên khác. Khi này thì thiểu số phải theo đa số là đương nhiên, chẳng có gì phải bàn cãi cả. Vậy nên, việc một số ông nghè “cạy” có tí chữ nghĩa đang cố tình kích động số “thiểu số” gây khó khăn cho công cuộc sáp nhập là biểu hiện của sự lươn lẹo và phá hoại.
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét