Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

THỜI HẠN CÔNG BỐ KẾT QUẢ BẦU CỬ, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ KẾT QUẢ BẦU CỬ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Hội đồng Bầu cử quốc gia căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh chậm nhất là 20 ngày sau ngày bầu cử, trong đợt bầu cử này là ngày 12-6-2021. Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện; ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp xã chậm nhất là 10 ngày sau ngày bầu cử, trong đợt bầu cử này là ngày 2-6-2021. Về thời hạn giải quyết khiếu nại kết quả bầu cử: Khiếu nại về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội phải được gửi đến Hội đồng

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ĐIỀU ĐẶC BIỆT NÀY!

Tấm thẻ cử tri số 577, cấp ngày 15/4/1965 để bầu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 25/4/1965. Trên tấm thẻ cử tri này có hai điều đặc biệt, con dấu đóng ngày bầu cử bị ngược và chữ ký Hồ Chí Minh có nét cuối cùng kéo xuống. Để lý giải những điều đặc biệt ấy, đồng chí Vũ Kỳ (thư ký riêng của Người) đã kể lại: Đúng 6 giờ 30 phút, ngày chủ nhật, 25/4/1965, Bác Hồ đã đến điểm bầu cử tại quận Ba Đình (Hà Nội) để bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân thành phố. Đến nơi, Bác vui vẻ chào và nói với mọi người hãy cùng Bác làm tốt quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau đó, Bác tới dãy bàn của nhân viên bầu cử làm việc, trình Thẻ cử tri. Chị cán bộ trẻ rất phấn khởi, cảm động được đóng dấu ghi ngày bầu cử vào Thẻ cử tri của Bác và chăm chú nhìn Bác cầm bút ký. Một điều rất nhỏ nhưng làm chị suy nghĩ và nhớ mãi. Đó là khi Bác ký tên, nét chữ ký cuối cùng của Bác sát vào con dấu vuông của Ủy ban hành chính khu Ba Đình thì Bác vội ngoặt xuống không để chữ ký đè lên trên dấu. Chị cán bộ

ĐỪNG VÌ VỤ VIỆC CÁ BIỆT MÀ PHỦ NHẬN SẠCH TRƠN CÔNG LAO CỦA ANH EM CÔNG AN

           Xung quanh câu chuyện Đại úy Nguyễn Thanh Lâm cán bộ Công an xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội) không kịp thời tấn công tôi phạm mấy ngày gần đây đã làm dư luận “nổi sóng” và đang chiếm thời lượng trên các phương tiện truyền thông khá lớn.           Bên cạnh những bài viết phê phán đúng mực hành vi của con người cụ thể, vấn đề cụ thể, đã xuất hiện nhiều bài viết lợi dụng câu chuyện cá biệt này để phủ nhận sạch trơn công lao của anh em cán bộ, chiến sĩ công an.           Thậm chí một đám chống cộng ở hải ngoại chưa bao giờ đóng thuế cho Nhà nước Việt Nam, chưa giúp được gì cho Tổ quốc lại tự cho mình cái quyền phán xét Tổ quốc này lại kêu gào kích động những người thiếu hiểu biết, vô cảm trong cuộc sống lợi dụng vụ việc cá biệt này để đánh phá ngành Công an với những luận điệu cũ rích rằng "tiền thuế nuôi Công an vô ích", rồi "đất nước này nguy rồi", "Công an Cộng sản..." này nọ ở chợ trời hải ngoại lan về trong nước để chống phá...       

ĐỪNG THỜ Ơ VỚI NHỮNG SỰ KIỆN LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC

           Vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện một số bài viết luận bàn về bộ phim “Chuyện thật trưa 30.4.1975” phát trên kênh truyền hình VTC1 mới đây. Theo các bài viết thì hai nội dung chính mà bộ phim đề cập là chuyện về chiếc xe tăng 834 hay chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập và ai là người thảo lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Là thế hệ hậu sinh cũng đã nghe nhiều về việc này và nay lại đọc trên mạng xã hội, tôi thực sự băn khoăn, suy nghĩ nhiều. Nhưng có hai điều tôi muốn nói trong bài viết này là:           Thứ nhất tôi được biết các cơ quan chức năng cũng đã có ý kiến về vấn đề mà bộ phim “Chuyện thật trưa 30.4.1975” trên kênh truyền hình VTC1 nêu. Cụ thể như thế nào tôi xin không bàn ở đây mà dành để cho các cơ quan có trách nhiệm. Với tư cách là một công dân sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, tôi thiết nghĩ thế hệ cha anh đã lập nên biết bao chiến công chói lọi, viết nên những trang hào hùng trong lịch sử dân tộc. Đáng lẽ những chiến công ấy, những tr

QUÂN ĐỘI CẤP TỐC CƠ ĐỘNG LỰC LƯỢNG LÊN BẮC NINH, BẮC GIANG CHỐNG DỊCH

           Chiều 16/5, tại Hà Nội, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng đã làm việc với Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị về phòng, chống dịch Covid-19.           Bộ Quốc phòng đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và phòng, chống dịch Covid-19 tại các đơn vị, địa phương khu vực...           Tính đến chiều nay, toàn quân đã tiêm được gần 82.000 liều vắc xin; đang triển khai 7 điểm, cách ly gần 16.000 công dân.           Trên tuyến biên giới, các lực lượng thường xuyên duy trì trên 1.800 tổ chốt, với gần 12.000 cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng được tăng cường phương tiện quan sát, kịp thời phát hiện hàng nghìn trường hợp nhập cảnh trái phép.           Toàn quân kích hoạt hệ thống chống dịch ở mức cao nhất; các cơ quan, đơn vị đang tiếp tục rà soát, chuẩn bị các điểm cách ly sẵn sàng tiếp nhận cách ly tập trung các ca F1 trong tình huống dịch bệnh có thể bùng phát với

NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀ CHUYỆN ĐI BẦU CỬ

           Đó là câu chuyện được bàn, nói nhiều mấy ngày hôm nay, khi mà chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa thôi cả nước sẽ bước vào ngày hội toàn dân tham gia đi bầu cử 23/5/2021.           Nguyên cớ không ngoài việc một số cá nhân trong chúng ta kêu gọi không đi/ tẩy chay bầu cử vì những lí do A, B, C... Trong đó có người cho rằng, bầu cử là chuyện của Đảng, nhà nước, trong khi đó người Công giáo có hệ tư tưởng đối lập với Đảng, nhà nước nên không cần tham gia.           Thực tiễn và cực đoan hơn chút, có người lại nói rằng, bầu ra mấy vị đó nhưng không đại diện, bảo vệ cho mình, lợi ích của cộng đồng mình thì đi bầu phỏng được cái gì...           Rất nhiều lí do đã được đưa ra để biện hộ cho cái ý chí rằng sẽ không tham gia bầu cử hoặc đề nghị các cá nhân khác không tham gia bầu cử...           Thế nhưng, có vẻ như chúng ta đã lầm lẫn trong từng hạt nhân của suy nghĩ và đang làm cái điều không nên làm.           Này nhé, bầu cử là chuyện không riêng gì của chính đảng nào,

ANH TRỊNH BÁ PHƯƠNG SẼ KHÔNG BỎ CUỘC ?

          “TÔI SẼ KHÔNG BỎ CUỘC”, đó là tiêu đề bài viết được chia sẻ trên trang “Thanh niên Công giáo” nhằm ca ngợi tinh thần “bất khuất” của anh Trịnh Bá Phương - một người được admin “#TNCG” rất tôn sùng lâu nay.           Hiện anh Phương đang trong thời gian tạm giam, chờ xét xử, trước đó anh bị công an Hà Nội bắt về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.           Theo chia sẻ của admin “ #TNCG ”, Trịnh Bá Phương là một nông dân ở Dương Nội, Hà Nội... Thay vì cam chịu sự bất công, anh đã đứng lên cùng những nông dân khác để yêu cầu đền bù thỏa đáng, và xử lý những cán bộ tham nhũng. Trước khi bị bắt, Trịnh Bá Phương đã nói "tôi sẽ không bỏ cuộc dù có bị bắt đi tù đi chăng nữa".           Theo dõi những gì mà anh Phương làm bấy lâu nay không hiểu mục tiêu đấu tranh của anh là như nào khi nó có sự bất nhất trong lời nói và hành động. Tuyên b