Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Lá bài “nhân quyền” trong thời đại số

Thời đại công nghệ số 4.0 sẽ ít nhiều làm thay đổi tư duy, nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người với thế giới chung quanh. Con người tiếp cận với tri thức nhanh chóng hơn, mở ra khả năng tương tác; phương thức tác động của chính quyền với người dân đa dạng hơn, nhất là thông qua mạng xã hội. Từ những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sẽ xuất hiện nhiều hơn một số xu thế mang tính phổ quát, bên cạnh những giá trị chung, truyền thống trong quan hệ xã hội ở các quốc gia nói chung với nhiều mức độ, đặc điểm khác nhau, như xu thế dân chủ hóa đi đôi với cá thể hóa; xu thế lớn trong đổi mới quản lý, quản trị quốc gia và trách nhiệm giải trình (chuyển đổi hệ thống hành chính mạnh mẽ sang chính phủ điện tử; phân cấp, phân quyền, minh bạch hóa thông tin; tăng cường nguồn lực tinh hoa cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả); tăng cường vai trò giám sát của người dân đối với hoạt động của bộ máy công quyền. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các hoạt động tuyên truyền xu

Cẩn trọng trước sự “xâm lăng” văn hóa

Thời gian qua, một số phim nước ngoài có hình ảnh bản đồ xuất hiện “đường lưỡi bò” phi pháp đã được phát hiện kịp thời và ngay lập tức bị cấm chiếu tại thị trường Việt Nam. Câu chuyện đặt ra là về phía các cơ quan chức năng cũng như khán giả phải làm gì trước sự “xâm lăng” văn hóa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ? An ninh văn hóa cũng là an ninh quốc gia Sau khi phát hiện phim “Hướng gió mà đi” có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp được phổ biến trên không gian mạng qua địa chỉ https://www.netflix.com và ứng dụng Netflix cũng như tại địa chỉ https://fptplay.vn và ứng dụng FPT Play, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn yêu cầu 2 công ty này gỡ bỏ phim. Trước đó mấy ngày, bộ phim “Barbie” bị Cục Điện ảnh từ chối cấp phép phổ biến vì có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp lặp lại nhiều lần. Cũng vì lý do tuyên truyền sai lệch về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, Cục Điện ảnh đã ra lệnh cấm các bộ phim “Thợ săn cổ vật” (Uncharted) năm 2022, “Em là thành trì doanh lũy của

KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC PHÉP LƠ LÀ VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn các thế hệ cán bộ cách mạng về vai trò của lý luận. Người chỉ ra rằng: “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”. Đề cập vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Không có lý luận chính trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”. Những căn dặn của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn; là “kim chỉ nam” để Đảng ta xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cho hệ thống chính trị, có ý nghĩa to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đư

RFA CỔ VŨ CHO SỐ FULRO VÀ CÁI GỌI LÀ “NHÀ NƯỚC ĐÊGA” Ở TÂY NGUYỄN

Trước vụ việc xảy ra vào rạng sáng ngày 11 tháng 6 năm 2023, một nhóm đối tượng hơn 50 người có vũ trang tấ.n công vào trụ sở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lắc. Những người này được trang bị súng quân dụng (súng trường CKC), dao, bao xăng, lựu đạn... tấn công và trụ sở, đập vỡ cửa kính, b.ắn nhiều phát súng vào cán bộ xã, chiến sỹ công an, dùng bom xăng đốt xe ô tô, đốt giấy tờ, máy tính và thiết bị tại trụ sở hai xã; trên đường rút chạy, chúng chặn xe, bắn lái xe và có những hành động man rợ như khi tấn công vào trụ sở hai xã. Hậu quả là, Bí thư Đảng ủy xã Ea Tiêu và Chủ tịch UBND xã Ea Ktur, 4 chiến sỹ Công an nhân dân và 3 dân thường bị bọn khủng bố sát hại, cướp đi mạng sống ngay trong cuộc sống thời bình, 2 chiến sỹ công an khác bị thương. Trong khi vụ việc đang được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ và khẩn trương bắt, xử lý các đối tượng gây ra vụ án, trong đó Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định khởi tố vụ án và bắt, tạm gi

Lật tẩy chiêu trò “thương vay, khóc mướn”

Để thực hiện âm mưu chống phá, can thiệp vào công việc nội của Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền và cổ vũ cho hoạt động chống phá đất nước, các cá nhân, tổ chức thù địch, phản động, những phần tử cơ hội ở trong, ngoài nước tiếp tục thực hiện chiêu trò “thương vay, khóc mướn” xung quanh phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trương Văn Dũng.  Ngày 13/7/2023, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Trương Văn Dũng (tên gọi khác là Trương Văn Ly, sinh năm 1958, nơi đăng ký HKTT số 16 Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Sau hơn nửa ngày xét xử, HĐXX tuyên y án sơ thẩm với án phạt 6 năm tù giam. Trong khi dư luận đồng tình, ủng hộ trước bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội mà HĐXX đã tuyên phạt đối với bị cáo Trương Văn Dũng thì một số cá nhân, tổ chức chống phá trong và ngoà

ĐỔI GẠO LẤY VŨ KHÍ

Mỗi một loại vũ khí, công cụ hỗ trợ giao nộp, người dân được nhận về 10 kg gạo và/hoặc 1 thùng mỳ tôm. Đây là một cách làm khá sáng tạo và mang đậm tính nhân văn của Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk; vừa giúp ổn định tình hình, giảm nguy cơ mất an ninh, trật tự trên địa bàn, vừa giúp tình quân - dân thêm gắn bó. Sau 10 ngày triển khai tại các xã, Công an huyện Ea H’leo đã tiếp nhận hơn 300 khẩu súng các loại, có cả súng quân dụng cùng nhiều loại bom, mìn, vật liệu nổ nguy hiểm. Nó cho thấy lượng vũ khí, vật liệu nổ trong dân còn rất lớn, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Ea H’leo là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đã xảy ra vụ một số đối tượng có hành vi khủng bố gần đây. Tại địa bàn các xã vùng sâu, một số người dân vẫn tự chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ để săn bắn, đi rừng, gây nguy hiểm cho những người xung quanh, cũng như ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự.  

2 TẤM BẢN ĐỒ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN Ở SÂN BAY TUY HÒA (PHÚ YÊN)

Ở sân bay Tuy Hoà (Phú Yên) ngay cửa kiểm tra an ninh, có dựng 2 tấm bản đồ cổ 1 của Việt Nam và 1 của Trung Quốc. - Bản đồ của Việt Nam là "An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ" năm 1838 của nhà Nguyễn, khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. - Bản đồ của Trung Quốc là "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" năm 1904 của nhà Thanh, lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam mà không có hai quần đảo trên. Phía dưới 2 tấm bản đồ trên được chú thích rõ ràng bằng tiếng Việt - Anh - Trung khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa đã là của Việt Nam từ thời nhà Nguyễn, còn tấm Trung quốc chỉ đến đảo Hải Nam mà không có hai quần đảo trên. Cách làm này rất hay, nên phổ biến ở nhiều nhà ga có khách Trung quốc lui tới.