Chuyển đến nội dung chính

Khoa học là nỗi sợ hãi của các tôn giáo

Hypatia nhà nữ toán học đầu tiên bị thiên chúa giáo bách hại dã man


Hypatia là nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới, đồng thời là chuyên gia thiên văn học, triết học, vật lý. Tuy nhiên, bà lại phải chịu cái chết đau đớn, bi thương từ những kẻ theo một tôn giáo tự cho là tình yêu, thiên chúa giáo. Hypatia được tôn vinh như là "người bảo vệ khoa học chống lại tôn giáo", nhiều người cho rằng cái chết của bà đã đánh dấu chấm dứt thời kỳ văn hóa cổ Hy Lạp.




Chân dung Hypatia, người được xem như nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Corbis

Nhà nữ toán học tài giỏi

Hypatia sinh vào khoảng năm 370 sau công nguyên (SCN) tại Alexandria, Ai Cập. Cha của bà là Theon, một học giả lẫy lừng và thủ thư có tiếng của thư viện Alexandria. Hypatia của thành Alexandria (370 - 415 CE) là nhà toán học nữ, nhà thiên văn học, nhà phát minh người Hy Lạp, đồng thời là một nữ triết gia nổi tiếng của La Mã. Bà bị sát hại bởi một nhóm tín đồ Cơ Đốc giáo hội Ai Cập (Coptic Christian) khi họ cho rằng bà đã gây ra sự xáo trộn tôn giáo. Hypatia được tôn vinh như là "người bảo vệ khoa học chống lại tôn giáo", nhiều người cho rằng cái chết của bà đã đánh dấu chấm dứt thời kỳ văn hóa cổ Hy Lạp.


Khác với phụ nữ cùng thời, Hypatia được giáo dục ở cấp độ cao nhất, dưới sự hướng dẫn tận tình của cha và triết gia Hy Lạp Plutarch. Hypatia là con gái của nhà toán học Theon, giáo sư của Đại học Alexandria, người đã tự dạy bà về toán học, thiên văn học, và triết học. Ông từ chối áp đặt cho con gái mình vai trò truyền thống được giao cho phụ nữ thời đó và chăm sóc, nuôi dạy bà lớn lên như nuôi một người con trai theo truyền thống Hy Lạp. Nhà sử học Slatkin từng viết: "Phụ nữ Hy Lạp thuộc mọi tầng lớp đều bị cai quản và chủ yếu phải chăm lo đến các công việc trong gia đình như nội trợ, chăm sóc trẻ nhỏ... Nhưng Hypatia lại sống cuộc đời của một học giả được kính trọng tại đại học Alexandria ở một vị trí chỉ có nam giới mới được hưởng vào thời kỳ này”. Bà chưa bao giờ lập gia đình và sống độc thân suốt cuộc đời mình, cống hiến cho việc học và giảng dạy. Các nhà văn cổ đại đồng ý rằng bà là một người phụ nữ có trí thức sâu rộng, là điển hình của một phụ nữ mạnh mẽ, thông minh và kiên cường cho dù bà sống ở bất kỳ thời đại nào.

Sự ham học hỏi cùng khả năng tuyệt vời của Hypatia giúp bà có một vị trí tại thư viện Alexandria, nơi cha bà làm việc. Từ đây, Hypatia chịu ảnh hưởng của học thuyết do triết gia Hy Lạp Plato sáng lập.



Mối quan tâm rộng lớn, ấn tượng nhất của Hypatia thuộc về toán học và thiên văn học. Bà đã viết và thuyết giảng về thiên văn học bao gồm các khía cạnh quan sát và về toán học như hình học và đại số, đồng thời thực hiện một tiến bộ trong kỹ thuật tính toán. Các bài viết của bà được đánh giá cao trong các lĩnh vực kỹ thuật của toán học. Sau khi cha bà qua đời, Hypatia đã tiếp tục chương trình do cha bà khởi xướng, đó là nỗ lực để bảo vệ và mở rộng các tác phẩm toán học vĩ đại trong di sản của đại học Alexandria. Thư viện lớn của Alexandria có tới 500.000 cuốn sách, là giáo sư tại trường đại học, Hypatia thỏa sức nghiên cứu các tài nguyên đồ sộ này và bà đã tận dụng hết khả năng của nó.


Nhà nữ toán học đầu tiên trong lịch sử

Theo History Channel, Hypatia được xem như nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới.

Là biểu tượng của khoa học và sự ham học hỏi, nhưng trong môi trường sùng bái đạo Thiên Chúa, Hypatia bị coi là kẻ dị giáo, chịu sự ghẻ lạnh tôn giáo, bị đức giám mục xem như cái gai trong mắt và biến bà thành mục tiêu tấn công của những kẻ cuồng tín.


Tại quê hương, nhà toán học nữ đầu tiên của thế giới nổi tiếng với trí tuệ siêu phàm. Khi Hypatia dạy học, rất nhiều học sinh từ phương xa đổ về chỉ để nghe bà giảng giải.


Dù phần lớn tác phẩm của Hypatia bị thất lạc, bà vẫn được biết đến với những sáng tác đa dạng về lĩnh vực, gồm cả toán học và thiên văn. Người phụ nữ Ai Cập cũng được cho là người phát triển công cụ đo độ cao thiên thể (tính thời gian trong ngày dựa vào vị trí của các thiên thể).



Cái chết đau đớn, bi thương trong môi trường thiên chúa giáo


Nhưng trong thời điểm xã hội tăm tối, tôn giáo đang được đề cao, những gì quá nổi trội và quá khác lạ đều có nguy cơ bị quy là dị giáo. Hypatia không những thuộc phe thân cận với chính quyền ngoại đạo Orestes và bị Cyril, Tổng giám mục của thành Alexandria coi là một "chướng ngại" đối với giáo hội, mà những khái niệm toán học và triết học của bà lại khá mâu thuẫn với giáo lý của nhà thờ. Đại học Alexandria là trung tâm của văn hoá và khoa học, nơi này cũng không hề ủng hộ các học thuyết của tôn giáo. Chính vì điều này Alexandria đã bị phá hủy và Hypatia đã trở thành biểu tượng của bi kịch, đến mức cái chết của bà đã trở thành hiện thân cho tất cả những gì đã mất của nền văn minh bị nhấn chìm trong sự hỗn loạn bởi mẫu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo. 


Tài năng là thế song Hypatia lại phải nhận kết cục thảm thương. Cái chết của bà bắt nguồn một phần từ sự ghẻ lạnh tôn giáo, thứ tồn tại ở Alexandria trong suốt thế kỷ thứ IV.

Một số tín đồ Thiên Chúa đổ lỗi cho Hypatia khi cho rằng bà gây ra sự rạn nứt giữa tín đồ Thiên Chúa và những kẻ ngoại đạo. Trong đó, đỉnh điểm là sự thù hận giữa Orestes, người đứng đầu Alexandria và Cyril, giám mục của Alexandria.


Orestes - một người theo thuyết đa thần - phản đối cách tiếp cận có phần cực đoan của đức giám mục với những người không theo đạo Thiên Chúa. Hypatia đã lên tiếng ủng hộ Orestes.



Tranh vẽ cảnh Hypatia bị những người cuồng tín lôi trên đường phố Alexandria. Ảnh: Alamy

Thiên chúa giáo nhất quyết không tha chết cho nhà nữ toán học

Lo sợ mức độ ảnh hưởng của Hypatia tới dân chúng, đức giám mục chỉ trích bà về cách giảng dạy dị giáo và biến nhà toán học nữ thành mục tiêu ném đá của những người theo đạo Thiên Chúa ở Alexandria.

Vào 8 tháng 3 năm 415, khi đang trên đường về nhà sau khóa giảng bài hàng ngày ở trường đại học, Hypatia bị tấn công bởi đám đông các giáo sĩ Cơ đốc dẫn đầu bởi một nhân vật có tên Peter, họ kéo xe ngựa của bà vào nhà thờ ở Caesareum, và tại đây, bà đã bị sỉ nhục và bị đánh đến chết. Sau cái chết của Hypatia, Đại học Alexandria cũng bị thiêu cháy theo lệnh của Cyril, và những ngôi đền của những người ngoại giáo cũng bị phá hủy. Đã có một cuộc di cư tập thể của các nhà trí thức và các nghệ sĩ từ thành phố Alexandria di tản đến các nơi khác hòng cứu lấy tính mạng. Cyril sau đó được tôn thành một vị thánh vì những nỗ lực của ông ta trong việc trấn áp nền ngoại giáo và chiến đấu vì đức tin chân chính. Cái chết của Hypatia từ lâu đã được công nhận như là một dấu hiệu đầu nguồn trong lịch sử mô tả thời đại cổ điển của chủ nghĩa ngoại giáo từ thời Kitô giáo.



Người phụ nữ khốn khổ phải chịu những sự tấn công tàn bạo và đẫm máu. Phần cơ thể không còn tay chân bị đem đi bêu khắp phố và sau đó bị thiêu rụi. Lo sợ hành động quá khích của đám đông, nhiều học trò của Hypatia đã bỏ chạy tới Athens.

Có rất ít thông tin về nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới, song cái chết đau đớn của Hypatia dưới tay những kẻ cuồng tín cũng đủ chứng tỏ trí tuệ siêu phàm cũng như tầm ảnh hưởng to lớn của bà.


Cái chết của Hypatia  trở thành một trong những vụ giết người có tính toán và tàn ác nhất trong lịch sử. Mặc dù bà mất đi nhưng tên tuổi của bà trường tồn trong lịch sử khoa học. Cuộc khủng hoảng chính trị và tôn giáo của thời đại ấy đã dẫn đến cái chết của bà nhưng cũng đã khiến bà trở nên bất tử.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N