Chuyển đến nội dung chính

Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế

Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế

Sáng 1/10, Bộ Quốc phòng tổ chức tiễn đoàn Bệnh viện dã chiến sang Nam Sudan thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Liên Hợp Quốc.


Video Player is loading.


Hiện tại 0:08
/
Thời lượng 1:35
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Bệnh viện dã chiến Việt Nam xuất quân gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Video: Đức Huy.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 được tổ chức trang trọng tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng nay.
63 cán bộ quân y ưu tú của bệnh viện đã có mặt tại buổi lễ. Theo kế hoạch, nhóm đầu tiên gồm 30 cán bộ, chiến sĩ sẽ khởi hành tối nay đến Nam Sudan để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân nơi đây. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng cấp đơn vị độc lập trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ hòa bình quốc tế của Liên Hợp Quốc.
Nam Sudan là quốc gia ở Đông Phi, dân số hơn 13 triệu người. Người dân ở quốc gia này hiện phải đối mặt các cuộc xung đột sắc tộc, nội chiến, nạn đói và bệnh tật. Lực lượng Bệnh viện dã chiến này của Việt Nam sẽ làm nhiệm vụ trong một năm.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trao quyết định của Chủ tịch nước về việc cử Bệnh viện dã chiến tới Nam Sudan.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng yêu cầu cán bộ quân y phải quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Liên Hợp Quốc, phái bộ, luật pháp của quốc gia sở tại, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy được khả năng làm chủ ngôn ngữ, công tác tổ chức, xử lý tình huống, tính chuyên nghiệp cao trong công việc của sĩ quan Việt Nam.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Cán bộ quân y Bệnh viện dã chiến theo dõi phim tư liệu về lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại phái bộ của Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan trong những năm qua.
Từ giữa năm 2014, những sĩ quan Việt Nam đầu tiên trong phái bộ Liên Hợp Quốc được cử đến Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi để tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
"Có mặt tại buổi lễ hôm nay là niềm vinh dự, tự hào đối với tôi. Sau hơn 4 năm được đào tạo, huấn luyện, chúng tôi đã sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Tất cả vì Tổ quốc và gia đình", nữ sĩ quan hành chính Sa Minh Ngọc chia sẻ.
Trong số 63 cán bộ quân y của bệnh viện, đợt này có 10 nữ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên làm nhiệm vụ.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Trước giờ lên đường, sĩ quan Chử Đức Hiệp ngồi ôm con gái 7 tuổi. Anh nhắn gửi vợ và các các con ở nhà luôn mạnh khỏe. "Sắp tới, vợ sẽ vất vả rất nhiều, cố gắng dạy dỗ các con, anh đi một thời gian ngắn, rồi sẽ trở về", anh nói.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Các cán bộ, chiến sĩ diện quân phục "lính mũ nồi xanh" của Liên Hợp Quốc.
"Bồi hồi, xúc động, nhớ nhà... là cảm xúc đan xen. Nhưng chúng tôi cũng xác định trách nhiệm là một người lính, sẽ sẵn sàng lên đường và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo tiếng gọi của đất nước", sĩ quan Nguyễn Thông Phán bộc bạch.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Sĩ quan Bệnh viện dã chiến Việt Nam hành quân ra máy bay vận tải quân sự C-17 để chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ. 
Máy bay vận tải Boeing C-17 Globemaster III của Không quân Australia tới sân bay Tân Sơn Nhất hỗ trợ chở lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tới Nam Sudan vào chiều qua.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Cán bộ quân y duyệt đội hình trước máy bay C-17.
Tất cả cán bộ, chiến sĩ của Bệnh viện dã chiến được tuyển chọn và huấn luyện giải quyết những cấp cứu căn bản nội khoa và ngoại khoa, những tình huống cấp cứu hàng loạt, cháy nổ, bom đạn, trang bị ngoại ngữ, khả năng sinh tồn, văn hóa nước sở tại, những kiến thức cơ bản trong hoạt động gìn giữ hòa bình.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Sĩ quan quân y lắng nghe Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh dặn dò trước giờ lên đường.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Hai nữ sĩ quan ôm chầm nhau trước giờ lên đường. "Là nữ quân nhân, chúng tôi xác định có những khó khăn nhất định trong việc huấn luyện cũng như công tác ở nước ngoài sắp tới, nhưng tôi luôn nghĩ gia đình mình chính là nền tảng và điểm tựa cho công việc. Tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của một bác sĩ trong thời gian tới", sĩ quan Nguyễn Thị Thu Ngân chia sẻ.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Sĩ quan Đinh Văn Tuấn bắt tay, chào xã giao với binh sĩ Australia.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ quốc tế
Đoàn cán bộ quân y Bệnh viện dã chiến Việt Nam chụp hình lưu niệm với lá cờ Tổ quốc trước máy bay vận tải C-17 trước giờ sang Nam Sudan.
Nguồn: vnexpress.net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng ...

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà t...

Trịnh Hữu Long - Tên phản động đội lốt Luật gia

Kẻ phản động Trịnh Hữu Long bày trò  trên luật khoa tạp chí Trịnh Hữu Long - kẻ tự dựng nên trang Luật Khoa Tạp Chí dưới sự hẫu thuẫn của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm tuyên truyền, xuyên tạc chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Trịnh Hữu Long là ai? Trịnh Hữu Long tự nhận là luật gia-bởi luật gia đâu có giấy chứng nhận như luật sư Trịnh Hữu Long, (sinh 1986, quê quán Thanh Hóa) từng tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội khóa 29 chuyên ngành luật kinh tế, năm 2008. Sớm có tư tưởng chống đối, Trịnh Hữu Long đã không theo những con đường như các sinh viên cùng khóa khác như luật sư, giảng viên, cán bộ cơ quan tư pháp,… mà theo con đường của những kẻ phản động. Tốt nghiệp năm 2008, với một chút khả năng “viết lách”, có thời gian từng tham gia quản trị diễn đàn của sinh viên luật và ý tưởng muốn làm giàu nhanh chóng, Trịnh Hữu Long đã nhanh chóng thay đổi lập trường và dấn thân vào con đường phản động. Hoạt động chống phá của Trịnh Hữu L...