Chuyển đến nội dung chính

TỔNG BÍ THƯ ĐỖ MƯỜI - TẬN TỤY VỚI ĐẢNG, TẬN HIẾU VỚI DÂN

Nhận xét về đồng chí Đỗ Mười, đồng chí Lê Khả Phiêu khẳng định: Đó là con người đáng quý, sống trọn vẹn, một lão thành cách mạng, một gương sáng của cách mạng Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời, sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã để lại nhiều dấu ấn trên mọi cương vị công tác. Dù ở vị trí nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Là người kế nhiệm đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã chia sẻ với báo chí về những ấn tượng sâu sắc về người tiền nhiệm của mình.
Nhắc lại những ấn tượng sâu sắc về Tổng Bí thư Đỗ Mười, đồng chí Lê Khả Phiêu nhận định: Anh Đỗ Mười là người hoạt động sôi nổi ngay từ khi là thanh niên. Anh tham gia phong trào dân chủ năm 1936, vào Đảng Cộng sản năm 1939. Anh bị Pháp bắt năm 1941, kết án 10 năm tù ở Hỏa Lò, tháng 3 năm 1945, anh vượt ngục. Anh luôn nhiệt tình với cách mạng, đấu tranh cương quyết với kẻ thù ngay ở trong nhà tù. Sau khi ra tù, anh lại tiếp tục hoạt động cách mạng tích cực.
Trên 70 năm liên tục công tác, được phân công phụ trách nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Đảng và Nhà nước, cả trong chiến tranh và hòa bình, xây dựng, đồng chí Đỗ Mười được tôi luyện, thử thách trong thực tiễn trở thành một cán bộ có bản lĩnh vững vàng, sắc sảo, quyết đoán, gắn bó máu thịt với nhân dân.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định: Đó là con người đáng quý, sống trọn vẹn, một lão thành cách mạng, một gương sáng của cách mạng Việt Nam. Lão thành cách mạng nghĩa là dù tuổi cao nhưng không ngồi một chỗ, vẫn tham gia cống hiến, tôn trọng lớp trẻ, ủng hộ nhiệt tình với thái độ trân trọng, đúng đắn với lớp trẻ. Đó là một con người từ khi hoạt động trước cách mạng, ở trong tù, đi vào hoạt động cách mạng, giữ nhiều trọng trách đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mọi cương vị, mọi thời kỳ.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chia sẻ: Anh Đỗ Mười là người có năng lực, có trách nhiệm, có chủ trương nhạy bén, chỉ đạo sắc bén, gần gũi với quần chúng, chịu khó đi sâu để nắm bắt tình hình thực tiễn. Anh có lối sống nhiệt tình, vô tư, trong sáng, nói đi đôi với làm, ghét lý thuyết suông. Kể cả khi nghỉ hưu, dù tuổi cao nhưng anh vẫn luôn nhiệt tình cống hiến, tham gia góp ý xây dựng đất nước với thái độ tôn trọng, ủng hộ lớp trẻ, không áp đặt suy nghĩ.
Khi còn đương nhiệm, Tổng Bí thư Đỗ Mười rất coi trọng công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng tổ chức Đảng, chi bộ ở cơ sở. Đồng chí Đỗ Mười là người đóng góp tích cực cho Nghị quyết của Trung ương về xây dựng cơ chế dân chủ ở cơ sở. Nhiều nguyên tắc xây dựng Đảng hiện giờ vẫn đang tiếp tục được thực hiện.
"Anh Đỗ Mười luôn giữ vững nguyên tắc, kiên định lập trường, chịu lắng nghe, chăm lo, phát hiện và bồi dưỡng cán bộ cho Đảng. Trong việc chọn cán bộ cũng vậy, anh làm rất kỹ, chọn đúng, ít khi sai, thường chọn những cán bộ năng động, nhiệt tình, tích cực. Anh là người vì lẽ phải, nghe lẽ phải, đấu tranh mạnh mẽ nhưng không vì lợi ích cá nhân, để công việc của cách mạng, của Đảng phát triển tốt. Đông đảo cán bộ rất tin tưởng, yêu mến anh. Đó là cái hay, bài học lớn cho những người làm lãnh đạo", đồng chí Lê Khả Phiêu nói.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đúc kết: Anh Đỗ Mười có đức tính khiêm tốn, nhưng khi đấu tranh cũng rất mạnh mẽ khiến nhiều người mới gặp đều sợ, tuy nhiên, khi tiếp xúc sẽ thấy anh là người có đạo đức, trong sáng, nhiệt tình, nói có chân lý, có sức thuyết phục mạnh, nhiệt tình, vì công việc, quyết liệt làm đến nơi đến chốn, đòi hỏi nói phải đi đôi với làm. "Tôi trân trọng và học tập tinh thần cách mạng suốt đời vì nước, vì dân, mãi mãi tận tụy với Đảng, tận hiếu với dân của anh Đỗ Mười".
(TTXVN)
Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm một hộ làm kinh tế giỏi ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (tháng 9/1994). 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng ...

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà t...

Trịnh Hữu Long - Tên phản động đội lốt Luật gia

Kẻ phản động Trịnh Hữu Long bày trò  trên luật khoa tạp chí Trịnh Hữu Long - kẻ tự dựng nên trang Luật Khoa Tạp Chí dưới sự hẫu thuẫn của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm tuyên truyền, xuyên tạc chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Trịnh Hữu Long là ai? Trịnh Hữu Long tự nhận là luật gia-bởi luật gia đâu có giấy chứng nhận như luật sư Trịnh Hữu Long, (sinh 1986, quê quán Thanh Hóa) từng tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội khóa 29 chuyên ngành luật kinh tế, năm 2008. Sớm có tư tưởng chống đối, Trịnh Hữu Long đã không theo những con đường như các sinh viên cùng khóa khác như luật sư, giảng viên, cán bộ cơ quan tư pháp,… mà theo con đường của những kẻ phản động. Tốt nghiệp năm 2008, với một chút khả năng “viết lách”, có thời gian từng tham gia quản trị diễn đàn của sinh viên luật và ý tưởng muốn làm giàu nhanh chóng, Trịnh Hữu Long đã nhanh chóng thay đổi lập trường và dấn thân vào con đường phản động. Hoạt động chống phá của Trịnh Hữu L...