Chuyển đến nội dung chính

Bộ y tế khẳng định không nhập thuốc "làm từ thịt người" về Việt Nam

Vụ thuốc của Trung Quốc có ADN người: Các chuyên gia y tế nói gì?


Theo các chuyên gia về Y học cổ truyền tại Việt Nam, việc phát hiện trong thuốc có chứa ADN chưa có nghĩa là thịt người mà còn có thể là thành phần khác trong cơ thể như lông, tóc, móng, xương… Hay nói cách khác, thông tin thuốc làm từ thịt người có nguồn gốc từ Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở.

Tổ chức Tiêu chuẩn Nigeria (SON) mới đây đã xác nhận một loại thuốc Trung Quốc trên thị trường Nigeria có chứa thành phần từ thịt người.
Cụ thể, ông Bola Fashina - phát ngôn viên của SON cho biết, trước đó họ đã nhận được một lá thư của Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIA) Nigeria về loại thuốc .
Theo đó, lá thư của NIA cho biết ngày 30/9, Cục Hải quan Hàn Quốc đã tịch thu 2.715 viên nang hình con nhộng của Trung Quốc chứa tàn dư của con người từ bào thai, trẻ sơ sinh và thịt do một số người Trung Quốc nhập vào nước này. Các nhà sản xuất cho rằng các loại thuốc này có thể tăng cường sức chịu đựng, chữa bệnh ung thư, tiểu đường và một số bệnh nan y khác.

Về phía Việt Nam, ngay khi nắm thông tin, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn số 21204/QLD gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về thông tin thuốc “Trung Quốc làm từ thịt người” được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cục Quản lý Dược khẳng định đến nay, Việt Nam không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc Trung Quốc làm từ thịt người đề cập trên tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV báo Công an nhân dân TS. Trần Thái Hà – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương ngay cả trong các sách cổ cũng không nghe nhắc đến việc dùng thịt người làm thuốc. Trước đây, trong Đông y có nói đến vị thuốc "Tử hà sa" (nhau thai người), nhưng hiện nay các bác sĩ y học cổ truyền cũng không dùng đến nữa.
Giải thích thêm về thuốc chứa ADN người, báo Lao Động dẫn lời bác sỹ Trần Văn Bản, Chủ tịch Hội đông Y Việt Nam cần phải làm rõ thông tin "thuốc làm từ thịt người" hay làm từ nhau thai...
Chủ tịch Hội đông Y Việt Nam viện dẫn, tất cả cơ quan tổ chức trong cơ thể con người đều có ADN, trong xương, tóc, móng… và trong cả cơ nữa. Nhờ AND tồn tại ở trong xương mà các nhà khoa học đã xác định được huyết thống và thân nhân của những liệt sĩ.
“Như vậy ADN có ở mọi thành phần trong cơ thể. Khi trong thuốc có ADN (từ rau thai) thì xét nghiệm sẽ có ADN, nhưng thấy ADN trong thuốc thì không thể khẳng định đó là thịt người. ADN có trong tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể như tôi đã nói, cụ thể đến bài thuốc có nhau thai là có ADN thì anh chỉ có thể nói là “có nhau thai” chứ không thể nói đó là thịt người được”, BS Trần Văn Bản nói.
Một lần nữa, BS Trần Văn Bản khẳng định: “Nhau thai cũng chỉ là một vị thuốc thôi chứ không phải là thịt người, nếu nói thuốc từ nhau thai là thuốc làm từ thịt người là không chính xác. Cần phải rõ ràng tránh làm dư luận hoang mang”.
Đặc biệt theo Chủ tịch Hội đông y Việt Nam từ trước đến giờ cả Tây y và Đông y đều sử dụng nhau thai làm nguyên liệu, thành phần của thuốc và bài thuốc. Ở Tây y trước đây nhau thai được sử dụng để sản xuất Philatop nhưng do nguồn không đáp ứng được nên sau này các nhà khoa học đã dùng phủ tạng động vật cụ thể là dùng gan để sản xuất philatop.
“Còn Đông y nhau thai được sử dụng trong bài thuốc Hà sa đại tẩu hoàn - bài thuốc rất bổ khí huyết, dùng cho những người bị suy nhược cơ thể”, BS Bản nêu.
Cũng liên quan đến vụ việc, trả lời trên Một thế giới, BS. Trần Văn Phúc - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho rằng thông tin thuốc làm từ thịt người có nguồn gốc từ Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở.
Ngày 8/5/2012, chính Bộ Y tế Trung Quốc đã khẳng định không có chuyện có "viên nang từ thịt người" như thông tin các báo chí từ các nước đã đưa ra. Theo truyền thông Trung Quốc, cái được gọi là “viên nang thịt người” không được làm từ “thịt người” mà làm từ nhau thai. Nhau thai được sử dụng cho những phụ nữ quá sản tử cung, teo tử cung, viêm tử cung, không có kinh nguyệt, rong kinh, thiếu sữa, lao, hen suyễn, cổ trướng, đặc biệt là cơ thể suy kiệt.
Từ trước những năm 2000, nhau thai được sử dụng để chưng cất thành một loại thuốc bổ đó chính là Filatop, nhưng hiện nay do điều kiện kinh tế nâng cao nên không còn sản xuất Filatop từ nhau thai nữa. Hiện nay, y học đã phát triển nên các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng nhau thai để tránh lây nhiễm bệnh.
Việc thông tin trên được báo chí quốc tế cũng như Việt Nam cảnh báo khi đơn vị chức năng phát hiện trong thành phần thuốc “làm từ thịt người” có chứa ADN, tức có biểu hiện của nhân tế bào. Tuy nhiên, theo ông, ADN chưa có nghĩa là thịt người mà là thành phần có trong cơ thể từ lông, tóc, móng, xương… Nói thịt người như vậy là không chính xác về mặt ngôn ngữ y khoa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...