Góc nhìn từ bạo loạn ở Pháp – Tương lai nào cho xã hội loài người?
Trong mấy ngày qua cả thế giới đang hướng về cuộc biểu tình, bạo loạn đẫm máu đang diễn ra tại thủ đô Paris hoa lệ - kinh đô của nước Pháp. Đối với bất kỳ người dân Việt Nam nào, có lẽ nhắc đến nước Pháp thì không ai là không biết, những năm bị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ và đến sau này khi hòa bình thì nước Pháp vẫn được coi là đất nước hoa lệ, kinh đô phát triển của Tư bản chủ nghĩa. Nhưng cuộc biểu tình vừa qua của giới lao động và dân nghèo nhằm phản đối chính sách của chính phủ đã thôi bay tất cả, nhân dân trên toàn thế giới giật minh và suy ngẫm về chế độ Tư bản chủ nghĩa – phải chăng nó không còn phù hợp với xã hội loài người nữa.
Trong thời điểm các nước theo Tư bản chủ nghĩa đang phát triển cực thịnh nhất thì lại liên tiếp xảy ra những xung đột và mâu thuẫn căng thẳng nhất, điển hình: cuộc khủng hoảng người nhập cư năm 2015 chứng kiến con số kỷ lục người tỵ nạn kinh tế và di cư; cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; tình hình chiến sự, mâu thuẫn giữa các quốc gia TBCN; các tổ chức khủng bố IS, Al- Qaeda …và mới đây nhất là cuộc biểu tình của giới lao động, dân nghèo phản đối chính quyền tại Pháp. Dẫu biết rằng những trong xã hội phát triển của nhân loại thì chưa bao giờ giải quyết hết mâu thuẫn, con người vẫn vậy, vẫn chưa thể vượt qua chính mình, vẫn đấu tranh, ganh đua rồi xung đột, bắn giết để tồn tại và phát triển. Nhưng khoảng cách giữa các giai tầng xã hội quá xa như ở các nước tư bản, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra mâu thuẫn sâu sắc và không thể giải quyết được. Phải chăng thời điểm thoái trào của chủ nghĩa tư bản đang bắt đầu.
Nhưng câu hỏi đặt ra, khi chủ nghĩa tư bản đang thể hiện những khuyết điểm không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nữa thì tương lai xã hội loài người sẽ thế nào. Có chăng Chủ nghĩa xã hội xã là cứu cánh cho xã hội loài người. Như lời tiên đoán của bà Vanga “ Năm 2076 – Xã hội không còn giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản sẽ hình thành”. Khi xã hội không còn giai cấp thì xung đột, bắn giết sẽ không còn nổ ra. Nhưng đó là việc của tương lai, còn hiện tại dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa, nhân dân Việt Nam vẫn ngày đêm sống trong cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, không tiếng súng, không bom đạn, không chết choc… thì chúng ta hãy biết trân quý và phải biết bảo vệ điều đó. Đừng để các thế lực thù địch, bọn phản động lôi kéo chống phá. Bài học nhãn tiền ở Pháp và một số nước phương Tây đang còn đó.
Trong thời điểm các nước theo Tư bản chủ nghĩa đang phát triển cực thịnh nhất thì lại liên tiếp xảy ra những xung đột và mâu thuẫn căng thẳng nhất, điển hình: cuộc khủng hoảng người nhập cư năm 2015 chứng kiến con số kỷ lục người tỵ nạn kinh tế và di cư; cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; tình hình chiến sự, mâu thuẫn giữa các quốc gia TBCN; các tổ chức khủng bố IS, Al- Qaeda …và mới đây nhất là cuộc biểu tình của giới lao động, dân nghèo phản đối chính quyền tại Pháp. Dẫu biết rằng những trong xã hội phát triển của nhân loại thì chưa bao giờ giải quyết hết mâu thuẫn, con người vẫn vậy, vẫn chưa thể vượt qua chính mình, vẫn đấu tranh, ganh đua rồi xung đột, bắn giết để tồn tại và phát triển. Nhưng khoảng cách giữa các giai tầng xã hội quá xa như ở các nước tư bản, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra mâu thuẫn sâu sắc và không thể giải quyết được. Phải chăng thời điểm thoái trào của chủ nghĩa tư bản đang bắt đầu.
Nhưng câu hỏi đặt ra, khi chủ nghĩa tư bản đang thể hiện những khuyết điểm không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nữa thì tương lai xã hội loài người sẽ thế nào. Có chăng Chủ nghĩa xã hội xã là cứu cánh cho xã hội loài người. Như lời tiên đoán của bà Vanga “ Năm 2076 – Xã hội không còn giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản sẽ hình thành”. Khi xã hội không còn giai cấp thì xung đột, bắn giết sẽ không còn nổ ra. Nhưng đó là việc của tương lai, còn hiện tại dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa, nhân dân Việt Nam vẫn ngày đêm sống trong cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, không tiếng súng, không bom đạn, không chết choc… thì chúng ta hãy biết trân quý và phải biết bảo vệ điều đó. Đừng để các thế lực thù địch, bọn phản động lôi kéo chống phá. Bài học nhãn tiền ở Pháp và một số nước phương Tây đang còn đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét