Chuyển đến nội dung chính

BIỂU TÌNH LAN RỘNG VÀ VỰC SÂU CỦA NƯỚC PHÁP

BIỂU TÌNH LAN RỘNG VÀ VỰC SÂU CỦA NƯỚC PHÁP

Nước Pháp đã quá đủ bạo lực, đặc biệt sau những cuộc tấn công khủng bố vào năm 2015 và 2016. Thế nhưng, người dân quyết tâm phải gây áp lực lên tổng thống.

Bao luc lan rong va vuc sau cua nuoc Phap hinh anh 2

BIỂU TÌNH LAN RỘNG VÀ VỰC SÂU CỦA NƯỚC PHÁP

Nước Pháp đã quá đủ bạo lực, đặc biệt sau những cuộc tấn công khủng bố vào năm 2015 và 2016. Thế nhưng, người dân quyết tâm phải gây áp lực lên tổng thống.

Bao luc lan rong va vuc sau cua nuoc Phap hinh anh 2

Khải Hoàn Môn trở thành mục tiêu của nỗi giận dữ và đại lộ Champs-Elysées thất thủ, các cửa hàng bị cướp bóc và xe cộ bị đốt trơ khung. Cảnh sát Pháp đáp lại bằng cách dùng hơi cay giải tán đám đông và bắt hơn 1.000 người tại Paris hôm 8/12.
Lần đầu tiên kể từ năm 2005, xe bọc thép xuất hiện trên đường phố Paris. Cuộc biểu tình vào cuối tuần tiếp tục lan rộng và các công đoàn bắt đầu kêu gọi thành viên xuống đường cùng những kẻ "áo khoác vàng" và các sinh viên.
Thế nhưng, chúng ta không chắc được bản chất của những người bị bắt. Họ là những nhà hoạt động được huấn luyện và đã quen với bạo lực của cảnh sát hay họ chỉ là những người dân không còn tin tưởng vào nền dân chủ và những phương thức biểu đạt ôn hòa nữa?
Cuộc tranh luận sẽ diễn ra tại quốc hội với trọng tâm không chỉ là các chính sách tài khóa của Tổng thống Emmanuel Macron mà nghiêm trọng hơn là sự bất mãn về xã hội và chính trị đã được nung nấu trong im lặng suốt 15 năm qua.

KHI KHOẢNG CÁCH NGƯỜI DÂN – GIỚI CẦM QUYỀN QUÁ XA

Nước Pháp có cả lịch sử của những cuộc biểu tình vì thuế. Tháng 10/2013, phong trào "bonnets rouges" ("mũ đỏ", lại một cái tên màu mè) nổ ra để phản đối loại thuế áp lên các phương tiện giao thông. Người biểu tình đập phá thiết bị nhận dạng phương tiện gây ô nhiễm mà chính quyền lắp đặt trên các cao tốc. Jean-Marc Ayrault, khi đó là thủ tướng, đã lùi bước để xoa dịu những căng thẳng xã hội. Thế nhưng, khi đó cuộc bạo loạn chỉ giới hạn trong một khu vực là vùng Britanny và có liên hệ với lợi ích của các công ty địa phương.
Phong trào "gilets jaunes" ("áo khoác vàng") thì hơi khác một chút. Nó bắt đầu đột ngột trên Facebook hồi tháng 10 nhằm phản ứng lại thuế nhiên liệu mới. Mức thuế này được tham vọng trở thành một chính sách tài khóa thân thiện với môi trường nhưng với nhiều công dân Pháp, đó là sự bất công.
Điều khiến "áo khoác vàng" đặc biệt không phải chỉ ở việc nó diễn ra ở quy mô toàn quốc mà còn ở việc người dân cảm thấy quyền lực thật sự ở xa thực tế của họ. Tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu ở Pháp đã phải chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chính 2009 và hệ luỵ của nó.
Trên thực tế, dù đây là loại thuế tỷ lệ cố định (mức áp lên người giàu ngang bằng với người nghèo), nhưng ở phương diện khác thì Tổng thống Macron vừa ngưng thu thuế ISF (thuế cho người giàu) cách đây vài tháng và số tiền trốn thuế của Pháp lên đến gần 100 tỷ euro (tương đương 113 tỷ USD), con số có thể dùng để chi tiêu cho các chính sách môi trường. Những người dân ở vùng nông thôn, ngoại ô sẽ phản đối biện pháp này vì họ cần xe để đi làm mỗi ngày tại những nơi mà phương tiện công cộng không phủ tới.
Những người dân giận dữ tập hợp nhau trên mạng xã hội, bàn luận khả năng "phong tỏa" đất nước để bày tỏ sự tức giận của họ vào ngày 17/11. Không lâu sau, hàng trăm nghìn người đã lên tiếng ủng hộ trên mạng. Ở các khu vực nông thôn và các thành phố tầm trung, có khoảng 280.000 lô cốt được dựng lên để chặn các con đường vòng và đường bao quanh, sử dụng "áo khoác vàng" (loại áo phát quang mà các lái xe phải mặc) làm dấu hiệu nhận dạng.
Nhà cầm quyền và giới tinh hoa, vào lúc ban đầu, không xem trọng việc này. Các nhà bình luận chính trị dùng chữ "jacquerie" (những kẻ nổi loạn hạ đẳng) để mô tả - và hạ thấp - phong trào. Thế nhưng, lúc mà phong trào trong dân không thể bị dập tắt, những người đó nhận ra họ cần phải nghĩ lại cách mô tả của mình.
Điều khiến "áo khoác vàng" đặc biệt không phải chỉ ở việc nó diễn ra ở quy mô toàn quốc mà còn ở việc người dân cảm thấy quyền lực thật sự ở xa thực tế của họ. Tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu ở Pháp đã phải chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chính 2009 và hệ luỵ của nó. Họ kỳ vọng người lãnh đạo cho họ "thở" một chút.
Phong trào hiện được tổ chức bài bản hơn với những người phát ngôn cụ thể đang và đòi hỏi việc tăng lương tối thiểu (1.100 euro/tháng), tái thiết lập mức thuế cho người nghèo. Đến một lúc nào đó, họ còn có thể tạo ra cả một đảng chính trị mới, và đó sẽ là một đảng tương tự phong trào cực hữu 5 sao của Italy.

ĐÒN GIÁNG VÀO TỔNG THỐNG EMMANUEL MACRON

Cuộc bầu cử đã đưa Emmanuel Macron trở thành tổng thống vào năm 2017 được xem là dấu hiệu cho sự hồi phục của nền dân chủ thông qua bầu cử của phương Tây, sau một năm 2016 ồn ào.
Macron là nhà lãnh đạo vì châu Âu, người đã tuyên bố sẽ chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Ông trẻ và điển trai, đồng thời là nhà hùng biện tài hoa. Cũng như cách Tony Blair đã mê hoặc nước Anh vào cuối những năm 1990, ông bảo vệ "con đường thứ ba" đứng giữa cánh tả và cánh hữu truyền thống, áp dụng "đồng thời", những quan điểm tự do trong các vấn đề xã hội và chính sách ủng hộ doanh nghiệp. Nói ngắn gọn, Macron là chính trị gia theo đường hướng tự do hoàn hảo trong con mắt của giới tinh hoa toàn cầu.
Bằng việc gọi chính mình là "Jupiter" (tương tự vị thần La Mã) để biện minh cho "suy nghĩ phức tạp" của mình hoặc bằng việc nói một người đàn ông thất nghiệp là "chỉ cần qua đường để tìm việc", Macron biến mình trở thành một tổng thống kiêu căng và xa cách.
Ông trở thành tổng thống bằng việc đánh bại Marine Le Pen. Ông đánh bại bà hầu hết thông qua các cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử, nhưng một phần trong 66% số phiếu bầu cho ông ở vòng 2 cuộc bầu cử cũng mang theo cả những lo lắng về việc phải nhìn thấy một ứng viên cực hữu vào Điện Elysée. Cử tri không hẳn đã bỏ phiếu cho chương trình nghị sự của Macron.
Không những vậy, Macron mắc vài sai sót truyền thông sau cuộc bầu cử. Bằng việc gọi chính mình là "Jupiter" (tương tự vị thần La Mã) để biện minh cho "suy nghĩ phức tạp" của mình hoặc việc nói người đàn ông thất nghiệp là "chỉ cần qua đường để tìm việc", ông biến mình trở thành một tổng thống kiêu căng và xa cách.
Tháng 7, ông đối mặt với một rắc rối khác khi một trong các vệ sĩ của mình, Alexandre Benalla, bị camera bắt gặp đang đánh người biểu tình và mang theo băng áo của cảnh sát. Đứng trước những người ủng hộ, tổng thống tuyên bố nghe như khiêu khích: "Tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm. Những người muốn có thể đến và gặp tôi". Emmanuel Macron muốn mình trở thành điều hoàn toàn ngược lại với người tiền nhiệm François Hollande, người mà theo ông là "quá mềm yếu".
Ông ấy thật sự đã làm vậy, nhưng lại đi quá xa. Phong trào "áo khoác vàng" giờ tuyên bố "đến tìm ông" và kêu gọi phế bỏ Macron.

CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA NỀN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN

Emmanuel Macron, cũng như François Hollande và Nicolas Sarkozy trước đây, đứng trước sự phản đối lớn. Nước Pháp giờ trông như một đất nước bất khả điều hành. Có nhiều lý do cho việc này.
Một là nhiệm kỳ tổng thống chỉ kéo dài 5 năm và một lần tái tranh cử. Nhiệm kỳ này từng kéo dài đến 7 năm nhưng để thích ứng với nhiệm kỳ của các nghị sĩ tại quốc hội, nhiệm kỳ tổng thống bị cắt đi 2 năm trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2002. Trong vai trò một tổng thống được bầu cử thông qua phổ thông đầu phiếu, tổng thống bị xem là phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ trước người dân, dù ông ít có thời gian để thực hiện chương trình nghị sự của mình.
Ở một phương diện rộng hơn, nền dân chủ đại diện đang gặp khủng hoảng ở Pháp trong 2 thập niên qua. Luôn có câu hỏi đặt ra về việc giới tinh hoa chính trị đang làm ngược lại với điều họ nói.
Ở phương diện rộng hơn, nền dân chủ đại diện đang gặp khủng hoảng ở Pháp trong hai thập niên qua. Luôn có câu hỏi đặt ra về việc giới tinh hoa chính trị đang làm ngược lại với điều họ nói.
Vào ngày 29/5/2005, người dân Pháp đã bỏ phiếu chống lại việc áp dụng Hiến pháp châu Âu tại đây với 55% phiếu chống; họ không trông đợi tổng thống làm ngược lại ý chí của mình. Thế nhưng, đến năm 2007, tổng thống Nicolas Sarkozy đã phê chuẩn Hiệp ước Lisbon, vốn là thỏa thuận sửa đổi hai hiệp ước tạo nên hiến pháp của châu Âu.
Đến năm 2012, François Hollande trở thành tổng thống với bài phát biểu lúc tranh cử rằng "kẻ thù của tôi, chính là giới tài chính". Khi đó, cử tri kỳ vọng ông sẽ bảo vệ quyền lợi người lao động thay vì đưa ra những chính sách thân doanh nghiệp.
Điều tương tự đang diễn ra với Emmaneul Macron. Nền tảng chính trị của ông ấy, vốn được xây dựng trên lời hứa hẹn "cùng lúc", vốn dĩ đã mong manh. Vì Macron quên mất phải nghiêng một chút về bên trái, nền tảng đó giờ đang xói mòn.

ĐIỀU GÌ CHỜ ĐỢI PHÍA TRƯỚC?

Liệu phong trào "áo khoác vàng", với những người dân giận dữ, sẽ đến Paris và định đoạt sinh mạng chính trị của tổng thống? Làm một người Pháp cũng đồng nghĩa với giấc mơ một lần đứng trước hàng rào (cảnh sát), như một nhân vật nào đó của Victor Hugo. Làm một người Pháp cũng đồng nghĩa với việc thường trực đâu đó trong tâm trí những ký ức về năm 1789 (Cách mạng Pháp) hoặc 1871 (Công xã Paris) hoặc tháng 5/1968 (cuộc bãi khóa của sinh viên). Nhưng có rất ít khả năng phong trào này sẽ dẫn đến một sự dịch chuyển chính trị thích đáng.
Nếu Emmaneul Macron không tìm ra một giải pháp phù hợp trong thời gian ngắn, ông sẽ lại đi vào lịch sử Pháp như một tổng thống thất bại khác. Rồi bạo lực sẽ lan rộng đến bờ vực. Rồi ai mà biết được ai sẽ được bầu lên vào năm 2022.
Phần đông người dân phản đối kịch liệt việc sử dụng bạo lực chính trị. Nước Pháp đã quá đủ bạo lực rồi, đặc biệt sau những cuộc tấn công khủng bố vào năm 2015 và 2016. Người dân không ủng hộ "những kẻ phá vỡ". Thế nhưng, họ quyết tâm phải gây áp lực lên tổng thống.
Cuối cùng, nếu Emmaneul Macron không tìm ra một giải pháp phù hợp trong thời gian ngắn, ông sẽ lại đi vào lịch sử Pháp như một tổng thống thất bại khác. Rồi bạo lực sẽ lan rộng đến bờ vực. Rồi ai mà biết được ai sẽ được bầu lên vào năm 2022...
Tổng thống Macron, hãy cẩn thận! Bờ vực rất sâu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N