Với những thuật ngữ hết sức thuyết phục, dễ gây được thiện cảm và tạo được lòng tin của mọi người, thời gian qua đã có nhiều người dân tham gia tập luyện Pháp luân công (PLC) với mong muốn được cải thiện sức khỏe, chữa được bách bệnh. Tuy nhiên, thực chất của hoạt động PLC lại mang một màu sắc trái với mục đích ban đầu của nó…. Thực tế, đã có nhiều hậu quả trái chiều từ hoạt động PLC, phi thực tế, phản khoa học đã gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ANTT. Vậy, PLC thực sự là cái gì mà khiến nhiều người dân vừa quan tâm tiếp cận lại vừa băn khoăn trước sự diễn biến của PLC hiện nay ở các địa phương?
Pháp luân công thực sự là gì?
Pháp luân công (PLC) hay Pháp luân đại pháp, do Lý Hồng Chí (SN1952, tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc hiện đang sống ở New York – Mỹ) sáng lập và bắt đầu phổ biến ra công chúng Trung Quốc vào năm 1992, sau đó lan truyền ra nhiều nước trên thế giới. PLC không phải là một tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật, cấu trúc tổ chức, nhà cầu nguyện, không có đối tượng và hoạt động thờ cúng. Sau khi ra đời, cùng với việc phát triển internet, thư điện tử và mạng lưới điện thoại di động, PLC đã phát triển và thu hút một số lượng lớn người tham gia tại Trung Quốc. Do tổ chức biểu tình và gây bạo loạn chính trị nên tháng 7-1999, PLC đã bị chính quyền Trung Quốc cấm hoạt động, các thành viên cốt cán của PLC trốn sang Mỹ, thành lập “Tổng hội PLC” với hệ thống đài phát thanh, truyền hình, báo chí, trang Web riêng và mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam để tuyên truyền, lôi kéo, kích động người tham gia PLC thực hiện các hoạt động chống phá Trung Quốc.
PLC xâm nhập trái phép vào Việt Nam từ năm 2000. Với sự hỗ trợ của các đối tượng PLC ở nước ngoài, số đối tượng cầm đầu các điểm nhóm PLC trong nước đã tập trung đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tán phát tài liệu, lôi kéo người tham gia PLC gây phức tạp tình hình ANTT tại nhiều địa phương. Các đối tượng thường lợi dụng PLC để tuyên truyền, kích động chống Đảng cộng sản và Chính phủ Trung Quốc làm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam – Trung Quốc, nhất là triệt để lợi dụng tình hình chính trị nhạy cảm liên quan chủ quyền biển đảo, sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung…
Nhận xét
Đăng nhận xét