Chuyển đến nội dung chính

Liên bang Nam Tư và bài học đau đớn về ‘lòng tốt’ của phương Tây

Suy cho cùng, ông Milosevic, cũng như Sadam Hussein (Iraq) hay Muammar Gaddafi (Libya) đều có chung số phận là bị “dân chủ phương Tây” hạ sát. Những kẻ ra lệnh thủ tiêu họ giờ đây vẫn “bình chân như vại”, không chịu hậu quả nào, thậm chí không thích thì không cần xin lỗi. Bởi vì, phần còn lại của thế giới không có một tòa án nào để xét xử họ cả.
Slobodan Milosevic – cựu Tổng thống Nam Tư cũ, mới đây đã được minh oan tội diệt chủng sau mấy chục năm. Ông được minh oan sau khi Mỹ và NATO đem bom đạn cùng cách mạng màu xé nát Nam Tư, vẽ lại bản đồ Nam Tư và đưa ông vào tù với tội danh khủng khiếp nhất. Câu chuyện Nam Tư và số phận của ông Milosevic chính là một trong những bài học cay đắng nhất về công lý và sự ảo tưởng vào lòng tốt của phương Tây.
Chiêu bài dân chủ của phương Tây
Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư (cũ) ở La Haye mới đây đã lặng lẽ thừa nhận sự vô tội của cựu Tổng thống Serbia và Nam Tư Slobodan Milosevic – 10 năm sau khi cái chết rất đáng ngờ của nhà lãnh đạo Serbia trong một nhà tù Hà Lan.
Trang thứ 1.300 trong tập tài liệu 2.000 trang về trường hợp của Radovan Karadzic, cựu lãnh đạo người Serbia ở Bosnia, thừa nhận rằng Milosevic đã không phạm tội ác chống lại loài người, cũng không có trách nhiệm gì trong các vụ sát hại người Hồi giáo Bosnia hay người Croatia trong cuộc chiến Bosnia 1992-1995.
Nói cách khác, một người đàn ông vô tội đã chết oan uổng trong một nhà tù của Liên Hiệp Quốc.
Nhà báo độc lập người Pháp Dimitri De Koshko đang làm việc tại Nam Tư tại thời điểm bắt giữ ông Milosevic, đã theo dõi chặt chẽ các phiên tòa xử cựu lãnh đạo Nam Tư ở La Haye, tóm gọn kết quả pháp lý trường hợp của “người tù thế kỷ” này như sau: “Ông Milosevic sau khi chết đã được tòa án tha bổng một cách rất lặng lẽ”.
Trên tờ Pravda (Nga) ngày 16-8-2016, ông Koshko bình luận về thủ đoạn can thiệp vào Nam Tư của phương Tây, cũng như chia sẻ các nhận định của mình xung quanh cái chết gây tranh cãi của cựu lãnh đạo Nam Tư:
Tôi là một nhà báo và tôi không thể đánh giá về mặt pháp lý của vụ án, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng, có một biển cả của sự dối trá đã được tạo ra để tiêu diệt Milosevic. Tên của ông được nhuộm trong kỷ nguyên của Hiệp định Dayton năm 1995, trong nhiệm kỳ Tổng thống của Bill Clinton. Chính quyền Mỹ đã sử dụng cách tiếp cận riêng của họ đối với vấn đề này. Mỹ đã sử dụng vấn đề được quan tâm nhất ở Bosnia – Herzegovina và 3 dân tộc chính, cụ thể là người Croatia, Bosnia và người Serb, để biến mâu thuẫn sắc tộc thành nội chiến và can thiệp vào cái mà họ gọi là “cuộc nội chiến” ở Nam Tư” dưới chiêu bài “dân chủ”.
Người ta có thể nói rằng, toàn bộ đại dương có thể được phản ánh trong một giọt nước. Tất cả các yếu tố của cuộc xung đột ở Nam Tư có thể được tìm thấy trong nước cộng hòa Bosnia-Herzegovina. Ông Milosevic đã phản đối mạnh mẽ sự phân chia lãnh thổ và phân biệt đối xử với các thành viên trong Nam Tư cũ. Ngay cả khi bị bắt giam tại tòa án ở La Haye, ông Milosevic vẫn kiên định nhấn mạnh quan điểm của mình”.
10 năm trước, Milosevic bị buộc tội diệt chủng đối với người Albania. Ông đã bác bỏ cáo buộc này. Trong khi theo tòa án, 250.00 người Albania đã thiệt mạng ở Kosovo. Và đặc vụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cũng như đặc vụ từ các nước khác, mà họ gọi là “các nền dân chủ phương Tây”, tới Kosovo để điều tra. Những người này không tìm thấy dấu vết của bất kỳ ngôi mộ tập thể nào ở đó. Nhưng họ lại tìm thấy hài cốt của người Serb và Roma bị tra tấn, giết hại bởi cái gọi là “Quân đội Giải phóng Kosovo” – lực lượng đang được NATO hậu thuẫn vào thời điểm đó. Nhưng truyền thông phương Tây đã không nói bất cứ điều gì về những tội ác trắng trợn ở Nam Tư. Họ cũng bỏ qua thực tế rằng, người Serbia đã bị trục xuất khỏi Krajina (Croatia) một cách tàn bạo. Họ cũng đã im lặng về Iraq và sau đó là Libya”.
Cái chết nhiều uẩn khúc
Xung quanh nguyên nhân tử vong của ông Milosevic cũng có nhiều uẩn khúc. Sau 5 năm ở tù và vài tháng trước khi kết thúc phiên tòa của ông, ngày 11-3-2006, người ta đã phát hiện ông chết ngay trên giường trong xà lim. Ông Milosevic bị bệnh tim và cao huyết áp nhưng tòa án không cho phép ông sang Nga chữa bệnh mặc dù Chính phủ Nga đã cam kết bảo đảm an toàn cho ông Milosevic và ông sẽ phải trở lại tòa sau khi điều trị. Theo luật sư của ông là Zdenko Tomanovic, trước khi chết một ngày, ông Milosevic đã bày tỏ lo ngại bị đầu độc. Nguyên nhân cái chết của ông Milosevic đã được các bác sĩ đầu ngành của Nga, Serbia và Hà Lan mổ khám nghiệm thống nhất và kết luận là do bệnh tim.
Tuy nhiên, theo nhà báo Koshko, ông Milosevic đã chết trong hoàn cảnh rất lạ.
Người ta đã đưa cho ông Milosevic một loại thuốc vô hiệu hóa tác dụng thuốc chống cao huyết áp mà nhà lãnh đạo Serbia đang sử dụng. Điều này là vô lý, nhưng Chính phủ Hà Lan từ chối chia sẻ chi tiết về việc điều trị cho ông. Theo các dữ liệu sẵn có qua Wikileaks, các thẩm phán ở La Haye đã thảo luận chi tiết về việc điều trị cho ông Milosevic với các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Lan. Đây là một vi phạm trực tiếp đối với bảo mật y tế. Tiết lộ của Wikileaks cho thấy, hóa ra ông Milosevic không biết về những loại thuốc mà ông đang sử dụng trong tù. Tất cả điều này đã đủ để nghi ngờ cái chết của ông không bình thường như người ta công bố”.
Tòa án nào cho những kẻ bức tử người vô tội?
Hồi ông Milosevic còn nắm quyền, hầu như toàn bộ hệ thống tuyên truyền của phương Tây đều hùa theo các chính phủ của họ, bêu xấu đủ kiểu, gọi ông là “đồ tể vùng Balkans”, là con quỷ khát máu, là hậu duệ Hitler… trong khi ông chưa bao giờ xây dựng chế độ độc tài ở Nam Tư theo bất kỳ hình thức gì. Họ cuồng loạn la hét kết án chung cả ông Milosevic và Karadzic, trong khi vị thế của ông Milosevic là rất khác với Karadzic. Toàn bộ cuộc sống của ông Milosevic được kết nối chặt chẽ với các nguyên tắc của cái gọi là “chủ nghĩa xã hội Nam Tư”. Ông đã đi theo những nguyên tắc này ở Nam Tư và ở Serbia – quê hương ông. Vào thời điểm đó, Serbia là một nước cộng hòa duy nhất ở Nam Tư cũ không có thanh lọc sắc tộc. Điều này đi ngược lại với tất cả những gì mà giới truyền thông phương Tây đã bôi vẽ.
Nhưng nay thì hệ thống tuyên truyền đó im bặt, không một lời bình luận. Còn cái gọi là tòa án “quốc tế” kia thậm chí còn chẳng ra một thông cáo báo chí để rửa sạch tội cho “người Balkans xấu số” Milosevic.
Suy cho cùng, ông Milosevic, cũng như Sadam Hussein (Iraq) hay Muammar Gaddafi (Libya) đều có chung số phận là bị “dân chủ phương Tây” hạ sát. Những kẻ ra lệnh thủ tiêu họ giờ đây vẫn “bình chân như vại”, không chịu hậu quả nào, thậm chí không thích thì không cần xin lỗi. Bởi vì, phần còn lại của thế giới không có một tòa án nào để xét xử họ cả.
Ông Slobodan Milosevic sinh tại Pozarevac, Serbia ngày 20-4-1941, là thủ lĩnh tộc người Serb của Nam Tư. Ông là Tổng thống Serbia từ năm 1989 đến 1997, sau đó là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nam Tư (liên bang giữa Serbia và Montenegro) từ năm 1997 đến 2000. Ông bị bắt và chuyển cho tòa án tội phạm chiến tranh La Haye của Liên Hiệp Quốc ở Hà Lan ngày 28-1-2001. Ông bị xét xử vì các tội chống lại loài người và diệt chủng, tuy nhiên, Milosevic không công nhận tính hợp pháp của tòa án. Khi ông Milosevic qua đời ngày 11-3-2006, Tòa án La Haye cũng dừng vĩnh viễn vụ xét xử ông. Mặc dù chính phủ Serbia không đồng ý tổ chức lễ tang ông Milosevic theo nghi thức quốc tang, nhưng trong lòng nhiều người dân Serbia, ông vẫn được coi là anh hùng và đã có có hàng trăm nghìn người đến đưa tiễn ông trong lễ tang tại thủ đô Belgrade và lễ an táng tại thành phố quê nhà Pozarevac.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N