Chuyển đến nội dung chính

ĐUA NHAU LÀM NHÀ TRÁI PHÉP ĐỂ ... CHỜ ĐỀN BÙ?

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều người dân trên địa bàn huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông đã ngang nhiên đổ đất, san lấp mặt bằng để dựng nhà trái phép chờ đền bù dự án mở rộng khai thác mỏ bô xít. Điều đáng nói là hoạt động này diễn ra khá công khai nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng lại không có biện pháp ngăn chặn kịp thời…
Nhà mọc như nấm sau công bố quy hoạch

Trong tháng 4-2019, Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV phối hợp với ngành chức năng huyện Đắk RLấp và chính quyền 2 xã Nghĩa Thắng, Đắk Wer tổ chức công bố kế hoạch thu hồi đất khai thác mỏ bô xít từ nay đến năm 2021. Dự kiến sẽ có tổng cộng 288ha được thu hồi để khai thác quặng bô xít phục vụ chế biến alumin. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng công bố, nhiều căn nhà, cổng rào, tường rào, giếng khoan… trong vùng quy hoạch đã được người dân đua nhau xây dựng một cách tạm bợ với quy mô lớn bất thường. Theo tìm hiểu, mục đích của người xây dựng là chờ được kiểm đếm, đền bù khi thu hồi đất khai thác quặng.
Không vật dụng, không vách ngăn, không người ở, thậm chí không có cổng vào nhưng diện tích mỗi căn nhà lên đến hàng trăm mét vuông là tình trạng chung của hàng loạt căn nhà vừa mới được mọc lên tại các thôn Bù Đốp, Quảng Sơn của xã Nghĩa Thắng, một trong những diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch. Đi dọc theo tuyến đường liên thôn này, có thể dễ dàng nhận thấy nhiều căn nhà còn thơm mùi gỗ, sơn trét mới vội vàng một cách tạm bợ. Không chỉ xây nhà, bên ngoài các căn nhà là hệ thống tường rào được xây bằng bê tông, có những hàng rào kéo dài cả trăm mét.
Theo quan sát của phóng viên, một điểm chung của các căn nhà này là mọi thứ đều được xây dựng hết sức tạm bợ. Nền móng không có, tường được xây lên nhưng không tô vữa, một số căn nhà bên trên được đóng bằng ván gỗ chắp vá loang lổ và hầu hết không có vách ngăn, cửa sổ, vật dụng nhưng nhà nào cũng có giếng khoan. Một số căn được khóa cửa, số khác còn lại thì bỏ mặc hoặc không có cửa ra vào.
Lý giải về việc xây dựng nhà “siêu tốc” này, anh N.V.H. (trú tại xã Nghĩa Thắng) cho biết, gia đình anh có hơn 5 sào đất rẫy canh tác từ lâu. “Vừa qua, do nhu cầu chứa nông sản, các vật dụng sản xuất và sinh hoạt, trú mưa nắng mỗi khi đi làm rẫy nên tôi cho dựng vội căn nhà. Còn việc thu hồi đất để khai thác bô xít thì chúng tôi chưa nghe nói”, anh H. nói.
Đó chỉ là cách lý giải của người dân, một điều dễ nhận thấy là việc xây dựng, làm nhà theo kiểu “siêu tốc” này không mục đích ngoài việc được kiểm đếm để hưởng đền bù. Vì chỉ theo thống kê sơ bộ của UBND xã Nghĩa Thắng, từ thời điểm sau khi công bố quy hoạch thu hồi đất (ngày 4 và 5-4, ngày 22-4) thì toàn xã đến thời điểm này đã có 30 căn nhà xây dựng trái phép với tổng diện tích hơn 4.000m2, trong đó, có nhiều căn có diện tích lớn lên đến gần 400 mét vuông. Không chỉ xây nhà, tường rào trái phép mà người dân còn tranh thủ khoan giếng, trồng cây cảnh… để đón đền bù.
Sẽ xử lý nghiêm
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Mai Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV cho biết, ngay sau khi công bố, Công ty đã phối hợp với ngành chức năng bàn giao ranh giới, ghi nhận hiện trạng và nhận thấy đa số đất đai đã được trồng xen rất nhiều loại cây.
“Nhiều căn nhà, tường rào, giếng khoan đã được xây dựng, cơi nới, làm mới. Tình trạng này đang gây ra nhiều khó khăn cho quá trình kiểm kê, đền bù và giải phóng mặt bằng. Mong muốn của công ty là các ngành chức năng vận động tuyên truyền các hộ dân về các quy định liên quan. Đồng thời xử lý các đối tượng cố tình làm nhà để trục lợi từ chính sách đền bù”, ông Thắng nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Lê Mai Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk RLấp cho hay, việc thu hồi đất để khai thác quặng bô xít được đa số người dân thuận tình, ủng hộ. Bà con mong muốn Nhà nước sớm hoàn thành việc kiểm kê, trả tiền sớm để bà con sớm ổn định cuộc sống. Ngành chức năng của huyện cũng phối hợp với Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV hoàn thành việc công bố, cắm mốc giới tại các khu vực dự kiến thu hồi từ nay đến năm 2021.
“Theo thống kê, có hơn 210 hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất đai, nhà cửa trong đợt này. Trước tình trạng nhà cửa, vật kiến trúc được xây mới, cơi nới bất thường, huyện đã chỉ đạo thành lập 2 tổ phản ứng nhanh. Một là tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định của Nhà nước về thu hồi đất, không tự tiện cơi nới nhà cửa, trồng mới cây trồng để chờ đền bù. Hai là lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp cố tình vi phạm, làm căn cứ thực hiện giải tỏa, đền bù. Huyện cũng đã chỉ đạo cơ quan Công an vào cuộc xác minh, điều tra xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng việc thu hồi đất để xây nhà, vật kiến trúc nhằm trục lợi chính sách đền bù”, ông Toản thông tin.
Ông Lê Mai Toản chia sẻ thêm, theo quy định của UBND tỉnh Đắk Nông, các trường hợp làm nhà không hợp pháp, không đúng quy định sau thời điểm ngày 1-1-2014 sẽ không được hỗ trợ, đền bù. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất.
“Huyện chỉ đạo 2 xã Nghĩa Thắng, Đắk Wer thành lập hội đồng gồm lãnh đạo xã, các ngành, đoàn thể, già làng hoặc những người cư trú lâu năm, có uy tín đứng ra thẩm định thời điểm xây dựng nhà cửa. Đây là cơ sở để quyết định chính sách đền bù. Quan điểm của UBND huyện Đắk RLấp là thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đúng các quy định pháp luật. Không bồi thường, hỗ trợ đối với các trường hợp, đối tượng không đúng quy định, tránh tình trạng không công bằng giữa các hộ dân cũng như tiền lệ xấu về sau”, ông Toản cho biết thêm.
Theo dự kiến, từ nay đến năm 2050, sẽ có khoảng 3.000ha đất tại huyện Đắk RLấp được giải tỏa, thu hồi để mở rộng vùng khai thác quặng bô xít. Các ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong diện bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống cũng như xử lý nghiêm các hành vi, các đối tượng cố tình trục lợi từ chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng của Nhà nước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N