Trong bài viết trên trang Facebook cá nhân ngày 31-5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã dùng các cụm từ như "chiếm đóng", "xâm lược" để nói về việc quân tình nguyện Việt Nam sang giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
"Sự lãnh đạo của ông đã đem lại lợi ích cho khu vực. ASEAN (lúc đó chỉ có 5 nước) đã cùng nhau chống lại Việt Nam xâm lược Campuchia và chính phủ Campuchia thay thế Khmer Đỏ. Thái Lan ở tiền tuyến, đối mặt với các lực lượng Việt Nam vượt biên giới từ Campuchia. Tướng Prem đã kiên quyết không chấp nhận sự vi phạm này và bắt tay với các đối tác ASEAN để phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam ra các diễn đàn quốc tế" –(ông Lý Hiển Long viết trên Facebook kèm theo hình ảnh ông Prem ngồi với cha mình - cố thủ tướng Lý Quang Diệu.
XIN ĐIỂM LẠI MỘT VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ NÀY
TỘI ÁC KHMER ĐỎ
Kể từ khi Pol Pot và đội quân Khmer Đỏ nắm quyền kiểm soát Campuchia tháng 4/1975, người dân buộc phải sơ tán khỏi tất cả thành phố và thị trấn. Khmer Đỏ đã đưa người dân thành thị tới những vùng nông thôn để làm việc như những nông dân. Trong thời gian này, Khmer Đỏ đã sát hại khoảng 2 - 3,5 triệu người. "Cánh đồng chết" Choeung Ek là một trong những nơi ghi dấu tội ác của Khmer Đỏ.
Đã có ít nhất 1,7 triệu người chết vì đói, bị tra tấn (rút bỏ móng tay móng chân, dùng túi nhựa chẹn cho ngạt thở), hành quyết hoặc lao động khổ sai (bắt đi xây dựng các hồ, đập thủy điện) trong suốt 4 năm chế độ Khmer Đỏ nắm quyền, từ 1975-1979….
MỐI QUAN HỆ CỦA SINGAPORE VÀ KHMER ĐỎ
Đảo quốc Sư tử công nhận chế độ Pol Pot và thiết lập quan hệ vào ngày 6-5-1976. Singapore sau đó mời Ieng Sary, phó thủ tướng phụ trách các vấn đề đối ngoại của Khmer Đỏ, cho chuyến thăm chính thức từ ngày 21 đến 24-3-1977. Nhân vật số 3 của Khmer Đỏ đã được tiếp đón tại Singapore bởi Tổng thống Sheares, Thủ tướng Lý Quang Diệu, Bộ trưởng Ngoại giao Rajaratnam. Singapore cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đề nghị hỗ trợ quân sự cho các lực lượng du kích để chiến đấu chống lại chính quyền của ông Heng Samrin.
"Không chỉ Singapore chưa bao giờ tố cáo tội ác diệt chủng do chế độ Pol Pot tiến hành, Singapore thậm chí còn công nhận, hỗ trợ quân sự cái nhà nước quái thai và cỗ máy giết người đó, rồi lại thuyết phục cộng đồng quốc tế không công nhận tính hợp pháp của chính quyền Heng Samrin và từ chối mọi hỗ trợ nhân đạo cho những nạn nhân còn sống sót sau chế độ Khmer Đỏ", Chanthavy tỏ ra gay gắt trong bài viết.
NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐÃ NÓI GÌ ?
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận.
Bà Thu Hằng cho biết thêm Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này.
"Đóng góp và hi sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16-11-2018, Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh" - bà Hằng nêu rõ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh những thành tựu ASEAN có được ngày nay là kết quả nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong suốt chiều dài lịch sử của hiệp hội. Mỗi thành viên thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc không ngừng củng cố đoàn kết toàn khối, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các nguyên tắc chung của ASEAN.
"Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các thành viên khác làm hết sức mình vì mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực" - bà Hằng khẳng định trong phát ngôn tối 4-6.
NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CAMPUCHIA PHẢN ỨNG NHƯ THẾ NÀO ?
Trả lời phỏng vấn báo chí Campuchia ngày 4-6, ông Hun Many - con trai của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, cho biết ông "vô cùng bất ngờ" trước những lời bình luận của ông Lý Hiển Long.
Trước đó, tối 3-6, ngay sau khi về tới Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh đã tổ chức họp báo, khẳng định đã chuyển lời tới ông Lý Hiển Long thông qua người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen khi gặp bên lề Diễn đàn an ninh Shangri-La tại Singapore.
"Các nhận xét của ông Lý Hiển Long là không đúng sự thật và coi thường lịch sử. Nó chắc chắn không thể là sự thật khi ông ấy nói Việt Nam đã xâm lược Campuchia. Chúng tôi muốn Thủ tướng Singapore phải sớm cải chính về lời nói của mình", Đại tướng Tea Banh nhấn mạnh trước báo giới.
"Campuchia không thể chấp nhận những gì ông Lý Hiển Long thốt ra. Chúng tôi đã liên tục nhắc đi nhắc lại và làm rõ rằng quân đội Việt Nam đến để giải phóng nhân dân chúng tôi. Họ đến để cứu mạng người dân của đất nước này. Điều đó có ý nghĩa vô cùng lớn với Campuchia", Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia nêu quan điểm.
Trong một bài viết dài đăng trên Khmer Times ngày 3-6, cây bút Leap Chanthavy đã dẫn ra hàng loạt bằng chứng cho thấy Singapore đã quay lưng với Campuchia trong thời kỳ nằm dưới sự cai trị của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
"Những lời nói của ông Lý Hiển Long đã chạm vào nỗi đau của người dân Campuchia, khuấy động lại ký ức đau buồn trong khi Singapore, một quốc gia tự cho là có đạo đức cao ngời ngợi, chưa bao giờ lên án tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ.
Người Campuchia có thể tha thứ nhưng chúng tôi không bao giờ quên những tháng ngày gian truân, và chúng tôi biết chính xác ai là người bạn thực sự (PV - Việt Nam) của chúng tôi khi đó".
"Những lãnh đạo Singapore như ông nên được mời tới tham quan bảo tàng chứng tích nhà tù diệt chủng Toul Sleng hay các ngôi mộ tập thể Cheung Ek và cánh đồng chết nếu họ vẫn còn nghĩ rằng tội ác diệt chủng là sự bịa đặt", Chanthavy chốt vấn đề.
Giám đốc Trung tâm tài liệu Campuchia Youk Chhang bình luận trên báo Phnom Penh Post ngày 4-6: "Đã có nhiều tiến triển gần đây trọng việc thúc đẩy tôn trọng nhân quyền tại khu vực, bao gồm Công ước ASEAN về chống khủng bố, Tuyên bố nhân quyền ASEAN… Nếu anh không học hỏi từ lịch sử, anh sẽ rất mọi rợ trong thế giới hiện đại" - ông Chlang .
TÓM LẠI: SINGAPO NÊN HỌC LẠI LỊCH SỬ, NHÂN QUYỀN VÀ HÒA BÌNH KHU VỰC, VÌ NẾU ANH KHÔNG HỌC HỎI TỪ LỊCH SỬ, ANH SẼ RẤT MỌI RỢ TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Nhận xét
Đăng nhận xét