Chuyển đến nội dung chính

Việt Nam lên tiếng về phát biểu của Thủ tướng Singapore với vấn đề Campuchia

Bộ Ngoại giao cho rằng Thủ tướng Lý Hiển Long không phản ánh khách quan lịch sử khi phát biểu Việt Nam “xâm lược” Campuchia.
















Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Trong bài viết trên Facebook hôm 31/5 nhằm chia buồn việc cựu thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda qua đời, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có những phát biểu với nội dung rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia.
Ông Lý nói rằng giai đoạn lãnh đạo của ông Prem trùng với thời điểm mà ông gọi là “sự xâm lược của Việt Nam với Campuchia và chính phủ Campuchia thay thế Khmer Đỏ”. Ông còn nói rằng Thủ tướng Thái Lan Prem đã phối hợp với các đối tác ASEAN để chống lại “sự chiếm đóng” của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm nay cho hay Việt Nam lấy làm tiếc khi đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này.
Người phát ngôn khẳng định đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt của Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh.
Bà Hằng cho hay là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các thành viên khác nỗ lực vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực.
Trả lời phỏng vấn báo chí Campuchia hôm 3/6, nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Many, con trai của Thủ tướng Hun Sen, phản đối phát ngôn của Thủ tướng Singapore và khẳng định Việt Nam đã hỗ trợ CPP đánh đổ Khmer Đỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cũng cho biết đã nêu vấn đề này với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore tại Diễn đàn Shangri-La cuối tuần trước. Ông đã thông qua người đồng cấp của Singapore yêu cầu Thủ tướng Lý Hiển Long chỉnh sửa phát biểu của mình, nhấn mạnh rằng điều này là “không đúng sự thật và không phản ánh lịch sử của sự kiện”.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 – 7/1/2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam của tập đoàn phản động Pol Pot, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục và xây dựng đất nước theo yêu cầu của cách mạng Campuchia.
Đến ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom penh đã được giải phóng, người dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng. Thủ tướng Campuchia Hun Sen sau đó đã khẳng định “thắng lợi có được là do lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia kết hợp với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam”.
Thời điểm quân tình nguyện Việt Nam về nước, báo Nhân dân Campuchia ngày 29/6/1989 đã ra xã luận có đoạn “Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu, nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...