Chuyển đến nội dung chính

Việt Nam trúng cử Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ

Việt Nam đã trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021 trong cuộc bầu cử vừa kết thúc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, với 192/193 phiếu ủng hộ.

Đoàn Việt Nam tại lễ bỏ phiếu bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an  Liên hợp quốc
Khóa họp thứ 73 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã bầu chọn 5 ủy viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an. Có 6 nước ứng cử cho 5 vị trí, trong đó 2 vị trí dành cho nhóm các nước châu Phi, một vị trí cho nhóm các nước Mỹ Latinh, một vị trí cho nhóm nước Đông Âu và một vị trí cho nhóm các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Lễ bỏ phiếu bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an 
Liên hợp quốc
Kỳ bầu cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an lần này được cho là khá thuận lợi đối với các nước ra ứng cử, bởi ngoài Estonia và Romania phải cạnh tranh phiếu cho một vị trí dành cho nhóm nước Đông Âu, 4 ứng viên còn lại gồm Việt Nam, Niger, Tunisia cùng Saint Vincent và Grenadines đều là ứng viên duy nhất đại diện cho khu vực của mình.
Việt Nam là ứng viên duy nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đây là lần thứ hai Việt Nam ứng cử vào Hội đồng.
Trước đó, Việt Nam từng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 – 2009, đảm nhận vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 7/2008 và tháng 10/2009. Mặc dù quá trình tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam chưa dài nhưng đã đạt được những kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Hội đồng Bảo an có 15 thành viên, trong đó 5 thành viên thường trực và 10 thành viên được bầu với nhiệm kỳ hai năm. Là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, Hội đồng được thành lập nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Theo Điều 39 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
Hôm 6/6, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Để chuẩn bị cho việc tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã tích cực triển khai các công tác về nội dung, nguồn lực, nhân sự, thông tin tuyên truyền, và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan; tham vấn, trao đổi kinh nghiệm với các nước, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các tổ chức nghiên cứu quốc tế".
Giây phút Việt Nam chính thức trúng cử 
ủy viên không thường trực Hội đồng Liên hợp quốc
Nguồn: vietnamnet.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng ...

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà t...

Trịnh Hữu Long - Tên phản động đội lốt Luật gia

Kẻ phản động Trịnh Hữu Long bày trò  trên luật khoa tạp chí Trịnh Hữu Long - kẻ tự dựng nên trang Luật Khoa Tạp Chí dưới sự hẫu thuẫn của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm tuyên truyền, xuyên tạc chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Trịnh Hữu Long là ai? Trịnh Hữu Long tự nhận là luật gia-bởi luật gia đâu có giấy chứng nhận như luật sư Trịnh Hữu Long, (sinh 1986, quê quán Thanh Hóa) từng tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội khóa 29 chuyên ngành luật kinh tế, năm 2008. Sớm có tư tưởng chống đối, Trịnh Hữu Long đã không theo những con đường như các sinh viên cùng khóa khác như luật sư, giảng viên, cán bộ cơ quan tư pháp,… mà theo con đường của những kẻ phản động. Tốt nghiệp năm 2008, với một chút khả năng “viết lách”, có thời gian từng tham gia quản trị diễn đàn của sinh viên luật và ý tưởng muốn làm giàu nhanh chóng, Trịnh Hữu Long đã nhanh chóng thay đổi lập trường và dấn thân vào con đường phản động. Hoạt động chống phá của Trịnh Hữu L...