Chuyển đến nội dung chính

TỪ “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐẾN “CÁCH MẠNG MÙA HÈ”


Hẵn chúng ta còn nhớ năm 2011, cuộc biểu tình có cái tên rất mỹ miều “MÙA XUÂN Ả RẬP” được khởi nguồn tại Tunisia một quốc gia Bắc Phi thuộc thế giới Ả rập. Cuộc biểu tình đã dẫn tới bạo động chống chính phủ, lan nhanh như một bệnh dịch khiến chính phủ Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen, Zocdani… bị lật đổ, xã hội hỗn loạn, chìm trong nội chiến. Theo ước tính đến năm 2016, “sức nóng biểu tình” của "Mùa xuân Ả Rập" đi qua đã có khoảng 500.000 người chết, hàng chục triệu người bị mất nhà cửa, phải chạy tị nạn sang các quốc gia khác và làn sóng di cư chưa có dấu hiệu dừng lại, đang là gánh nặng cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Nguyên nhân dẫn tới biểu tình và bạo động, có nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nhưng nguyên nhân bên trong là chủ yếu, quyết định. Bên trong chính là bất ổn của chính quyền về điều hành chính trị, kinh tế, xã hội… cùng với đó là một số tổ chức, cá nhân bất mãn chế độ, tụ tập xuống đường phản đối chính quyền sở tại. Các biện pháp xử lý bạo loạn của chính quyền thiếu kiên quyết, kém linh hoạt dẫn tới bế tắc rồi buông xuôi... Bên ngoài đó là sự can dự, giật dây của các nước phương Tây, tiếp sức bằng tiền và vũ khí cho phe đối lập, nhào nặn thông tin, kích động lôi kéo người dân xuống đường biểu tình, tạo ra công nghệ lật đổ mới “cách mạng màu trực tuyến”. 
Kết quả của "Mùa xuân Ả Rập" là một thứ mùa xuân chết chóc, hỗn loạn, tan vỡ, ly tán, vợ mất chồng, cha mất con, người dân mất nhà cửa, đất nước tan hoang. Những nhà lãnh đạo bị phương Tây gọi là những “nhà độc tài” đã bị lật đổ, có người chạy trốn sang nước khác … để rồi thay thế vào đó là nhiều nhóm quyền lực thân phương Tây nổi lên bắn giết nhau, bất chấp mạng sống của người dân để giành quyền lực. Obama trước khi rời ghế Tổng thống Mỹ đã thừa nhận “Mùa xuân Ả Rập không mang lại hơi ấm, an lành, hạnh phúc cho người dân…”.
“MÙA XUÂN Ả RẬP” - mới nghe tên những tưởng là mùa của tình yêu đôi lứa, mùa của cỏ cây đơm hoa, nảy lộc, đâm chồi… Nhưng khi “mùa xuân” ấy đi qua. Đau thương ở lại. Nhiều người dân Ả Rập bó gối, ôm đầu nơi gầm cầu, xó chợ hay góc phố xơ xác, hoang tàn… Nhìn xa xăm hối tiếc và ao ước muốn trở lại đêm trước của “Mùa xuân Ả Rập”. Dĩ nhiên giờ đây, đều ước đó thật xa vời.
Âm mưu “CÁCH MẠNG MÙA HÈ” tại Việt Nam được các nhà “dân chủ” cuội khởi xướng vào mùa hè 2018, tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh thuận, Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM… Những gì đã diễn ra cho thấy bóng dáng của các cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố theo mô hình "Mùa xuân Ả Rập". Ý đồ đó được thể hiện rất rõ khi hơn một năm xảy ra các vụ việc biểu tình tại các tỉnh, thành phố nói trên, các thế lực thù địch gần đây công khai tuyên bố cái gọi là “kỷ niệm một năm cách mạng mùa hè”, lấy ngày 10/6/2018 là một cột mốc đánh dấu phong trào dân chủ. Nhân sự kiện biểu tình quy mô lớn ở Hồng Công (Trung Quốc) vừa qua, chúng tiếp tục hô hào kêu gọi các cuộc tổng biểu tình ở Việt Nam, áp dụng mô hình “cách mạng dù” ở Hồng Công cho Việt Nam để nuôi dưỡng các đợt biểu tình “cách mạng mùa hè” trở thành thường xuyên, từ “tổng biểu tình” sẽ tạo ra cái gọi là “cách mạng tháng Tám lần thứ hai”…
Để thực hiện cái gọi là “CÁCH MẠNG MÙA HÈ” các nhà dân chủ cuội Nguyen Michael Phuong Minh (Việt kiều Mỹ), Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi, Lê Quốc Phong cùng một số đối tượng đã cấu kết cùng nhau thành lập nhóm “Quốc nội quật khởi” để tuyên truyền, lập kế hoạch DTJ01 (biểu tình kết hợp với kẹt xe) dự định lôi kéo hàng trăm người tham gia biểu tình, mua sắm vũ khí để chống trả lại cơ quan chức năng, chuẩn bị lương thực và nơi lẩn trốn để sử dụng trong thời gian dài… Đồng thời kêu gọi “VOICE” – một thây ma của tổ chức khủng bố Việt Tân rình rang tổ chức những cuộc gặp gỡ, hội thảo gồm nhiều nhân vật chống phá đất nước để bàn bạc những kế sách “chuyển lửa dân chủ về quê nhà”…
Thay cho lời kết, ngẫm mấy câu thơ của Tố Hữu: “Cả đàn sói chồm lên cắn vào lịch sử/Cào chiến công xé cả xác anh hùng/Ôi nỗi đau này là nỗi đau chung/Lương tâm hỡi lẽ nào ta tự sát/Lũ phản bội điên cuồng hèn nhát/Và cả bay quân cướp nước giết người/Chớ vội cười, CHÂN LÝ VẪN XANH TƯƠI”./.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...