Chuyển đến nội dung chính

ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG MỚI CÓ DÂN CHỦ???


Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới ĐHDB quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ được tổ chức trong năm 2020; đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng. Hiện nay, Trung ương đang tích cực chỉ đạo xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội XIII và sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Ý kiến đóng góp tại Đại hội đảng bộ các cấp và của các tầng lớp nhân dân là hết sức quan trọng, thể hiện ý Đảng, lòng dân, có giá trị thực tiễn phong phú, sinh động để Trung ương nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo các văn kiện. Lợi dụng sự kiện này các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh các hình thức “thư ngỏ”, “trao đổi”, “góp ý” cho Đại hội XIII... chiêu trò chống phá cũ rích từ nhiều kỳ Đại hội trước, nhưng được diễn đạt lại với giọng điệu mới tinh vi, xảo quyệt hơn.
Trên các trang mạng, blog hải ngoại một số kẻ tự cho mình là “dân chủ” tung hô, cổ súy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hòng đánh lừa, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin thực hiện theo ý đồ chính trị của họ. Chúng còn quy kết cho Đảng: Giác ngộ yếu kém về yếu tố dân tộc và dân chủ đã tạo ra nỗi đau về hòa hợp dân tộc, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng về xây dựng CNXH ở Việt Nam”. Chừng nào ở Việt Nam (VN) còn độc tài, độc nhất 01 đảng lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ chân chính được. VN muốn phát triển, muốn có dân chủ thực sự thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng, thực hiện một “xã hội dân sự” như nhiều nước đã tiến hành.
Nhiều phần tử cơ hội chính trị trong nước cũng “tát nước theo mưa”, cho rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lênin như một cái mành che mắt, vì sự kiên trì Mác - Lênin như một cái chụp lên đầu, trong chế độ độc đảng toàn trị Việt Nam thì làm gì có dân chủ, do đó không cần đảng lãnh đạo”…Các luận điệu được núp bóng dưới các hình thức góp ý, trao đổi, nhưng mưu toan hết sức xảo quyệt đó là đòi xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đã được quy định trong Điều 4 - Hiến pháp 2013.
Nói đến vấn đề đảng chính trị và dân chủ có nhiều cách hiểu, với nghĩa chung nhất dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, còn đảng là tổ chức chính trị mang bản chất giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, thậm chí nhiều giai cấp, sự xuất hiện của 01 hay nhiều đảng chính trị cũng là lẽ bình thường. Dù dưới màu sắc chính trị hay xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo, tên gọi…, nhưng đảng thực chất đều là đảng chính trị, hướng tới việc cầm quyền, giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, mỗi nước có thể có 01 đảng hoặc nhiều đảng lãnh đạo theo chế độ nghị trường. Nếu không có 01 đảng lãnh đạo hoặc liên minh lãnh đạo giữa các đảng thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn.
Dưới CNTB, dân chủ nằm trong tay giai cấp tư sản (GCTS), nhà nước tư sản bảo đảm quyền dân chủ cho một số ít người là GCTS. Ở đó, dân chủ chân chính đã bị GCTS lợi dụng và biến thành thứ dân chủ nửa vời, quyền lợi chỉ thuộc về bộ phận thiểu số là GCTS chứ không phải quảng đại quần chúng NDLĐ. Luận điệu cổ súy rằng: dân chủ là phải đa đảng, nhưng thực tế không phải là như vậy. Minh chứng là ở một số nước tư bản, điển hình như Hoa Kỳ được mệnh danh là “thiên đường tự do”, trong suốt hàng trăm năm qua tuy tồn tại nhiều đảng, nhưng thực chất chỉ có 02 đảng lớn nhất của GCTS thay nhau cầm quyền. Mặc dù, là 02 đảng, nhưng khó ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa 02 đảng; có chăng chỉ là ở tên gọi và một số chính sách nhất định mà thôi.
Trong chế độ XHCN, dân chủ là quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình một cách toàn vẹn. Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra một cách dân chủ, công khai và vì lợi ích của nhân dân. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân lao động và được quyết định bởi chính nhân dân. Thể chế chính trị, Nhà nước pháp quyền XHCN chống lại tất cả những gì xâm phạm và làm tổn hại tới quyền dân chủ của nhân dân lao động. Do đó, dân chủ XHCN vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực của sự phát triển xã hội và tiến bộ toàn diện không ngừng của nhân dân, đất nước. Phẩm giá của con người được thừa nhận một cách đầy đủ, được tôn trọng và bảo vệ.
Việc các phần tử cơ hội chống đối cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, lượm lặt những hiện tượng còn tồn tại, những hạn chế, một số vụ việc mất dân chủ, những vụ án mà cá nhân lãnh đạo vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ để quy chụp cho đó là lỗi cơ chế, lỗi hệ thống là sự quy kết hoàn toàn sai lệch. Với Việt Nam, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, XHCN tất yếu còn nhiều tàn dư của xã hội cũ để lại chưa dễ gì xóa bỏ ngay được. Việc xảy ra những vấn đề mất dân chủ chỗ này chỗ kia là biểu hiện của tồn tại xã hội mà chúng ta đang đấu tranh, ngăn ngừa, cải tạo, xây dựng giữa cái cũ và cái mới, đó không phải là bản chất của xã hội XHCN.
Những luận điệu cho rằng, chế độ do ĐCSVN lãnh đạo sẽ không có dân chủ, cổ súy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, là âm mưu, thủ đoạn hết sức xảo quyệt nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng VN. Phương thức, thủ đoạn sử dụng các “kiến nghị”, “góp ý”, “thư ngõ” gửi đến các cơ quan cao nhất của Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sau đó, phát tán trên các trang mạng hải ngoại, blog phản động, mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc. Vì vậy, người đọc cần phải cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin đối với Đảng và chế độ ta./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...