Chuyển đến nội dung chính

Thực tập sinh Việt Nam kiện công ty Nhật, tố bị lừa đi khử phóng xạ

Đơn kiện của ba thực tập sinh Việt Nam cho biết công ty xây dựng Nhật Bản đã ép họ làm công việc khử phóng xạ ở Fukushima sau thảm họa hạt nhân 2011 mà không giải thích rõ nguy cơ.
Theo Kyodo, đơn kiện của ba thực tập sinh Việt Nam được ghi ngày 3/9 và gửi đến một văn phòng của Tòa án quận Fukushima. Phía nguyên đơn yêu cầu công ty Hiwada, có trụ sở tại thành phố Koriyama, tỉnh Fukushima, phía đông bắc Nhật Bản, bồi thường tổng cộng 12,3 triệu yen (hơn 115.800 USD).
NHK cho biết ba nguyên đơn tuổi từ 25-36. Họ đến Nhật Bản làm việc từ tháng 7/2015.
Các nguyên đơn cáo buộc công ty Hiwada ép họ làm công việc khử phóng xạ, liên quan đến thảm họa hạt nhân ở tỉnh Fukushima vào tháng 3/2011, mà không giải thích rõ từ trước.
Theo Liên đoàn Lao động Zentouitsu, một tổ chức bảo vệ thực tập sinh nước ngoài có trụ sở ở Tokyo, công ty xây dựng Hiwada đưa các thực tập sinh Việt Nam đến làm việc tại một dự án khử phóng xạ ở các thành phố Koriyama và Motomiya, thuộc tỉnh Fukushima. Các công việc diễn ra từ năm 2016 - 2018.
Thực tập sinh Việt Nam còn được yêu cầu sửa chữa đường ống tại thị trấn Namie trong giai đoạn lệnh sơ tán vẫn còn hiệu lực. Điều này nằm ngoài hợp đồng mà phía nguyên đơn đã ký, vốn quy định họ chỉ làm các công việc như đặt cốt thép và đặt ván khuôn bê tông, theo Tân Hoa xã.
Công ty Nhật Bản cũng không cung cấp cho các thực tập sinh Việt Nam đủ thông tin cần thiết về môi trường làm việc, không giải thích trước về công việc khử phóng xạ và không tổ chức tập huấn đầy đủ.
"Chúng tôi không được thông báo đây là một công việc nguy hiểm. Tôi đang vô cùng lo lắng cho sức khỏe của bản thân trong tương lai", một trong 3 thực tập sinh viết trong đơn kiện.
Theo NHK, các thực tập sinh Việt Nam cũng không nhận được khoản thù lao theo đúng tính chất công việc khử phóng xạ. Họ phải chịu nhiều áp lực về tinh thần do lo sợ phơi nhiễm phóng xạ mà không có sự chuẩn bị thích hợp.
Bộ Tư pháp Nhật Bản cùng Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi đều khẳng định công việc khử phóng xạ không phù hợp với mục tiêu của chương trình thực tập sinh nước ngoài.
Các luật sư của phía nguyên đơn và đại diện liên đoàn lao động đã tổ chức họp báo ở Tokyo vào ngày 4/9. Một luật sư cho biết đây là lần đầu tiên có thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài khởi kiện đòi bồi thường vì bị ép làm công việc khử phóng xạ.
Chương trình Thực tập sinh Kỹ thuật của chính phủ Nhật Bản đang đối diện nhiều chỉ trích tạo lỗ hổng để các công ty tìm kiếm lao động giá rẻ. Đã có nhiều trường hợp thực tập sinh nước ngoài thông báo họ bị ép làm việc sai hợp đồng, liên quan đến khử phóng xạ ở Fukushima. Một thực tập sinh Việt Nam, được thuê bởi công ty xây dựng ở Morioka, tỉnh Iwate, tháng 3/2018 cho biết anh cũng rơi vào tình huống tương tự./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng ...

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà t...

Trịnh Hữu Long - Tên phản động đội lốt Luật gia

Kẻ phản động Trịnh Hữu Long bày trò  trên luật khoa tạp chí Trịnh Hữu Long - kẻ tự dựng nên trang Luật Khoa Tạp Chí dưới sự hẫu thuẫn của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm tuyên truyền, xuyên tạc chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Trịnh Hữu Long là ai? Trịnh Hữu Long tự nhận là luật gia-bởi luật gia đâu có giấy chứng nhận như luật sư Trịnh Hữu Long, (sinh 1986, quê quán Thanh Hóa) từng tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội khóa 29 chuyên ngành luật kinh tế, năm 2008. Sớm có tư tưởng chống đối, Trịnh Hữu Long đã không theo những con đường như các sinh viên cùng khóa khác như luật sư, giảng viên, cán bộ cơ quan tư pháp,… mà theo con đường của những kẻ phản động. Tốt nghiệp năm 2008, với một chút khả năng “viết lách”, có thời gian từng tham gia quản trị diễn đàn của sinh viên luật và ý tưởng muốn làm giàu nhanh chóng, Trịnh Hữu Long đã nhanh chóng thay đổi lập trường và dấn thân vào con đường phản động. Hoạt động chống phá của Trịnh Hữu L...