Cho đến nay, thời điểm thành lập An Nam Cộng sản Đảng (ANCSĐ) còn có một số ý kiến chưa thống nhất. Theo tư liệu trong các văn kiện như: “Văn kiện Đảng toàn tập”, “Lịch sử biên niên ĐCS Việt Nam”, “Việt Nam những sự kiến lịch sử 1919- 1945” thì quá trình thành lập ANCSĐ diễn ra như sau:
Năm1929, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội (VNTNCMĐCH) tổ chức thanh niên yêu nước do Nguyễn Ai Quốc lập ra đã làm tròn nhiệm vụ chuẩn bị những điều kiện, tiền đề cho ra đời một ĐCS ở Việt Nam. Trong đại hội VNTNCMĐCH tại Hương Cảng (5/1929), đoàn đại biểu Bắc kỳ nêu vấn đề thành lập ĐCS, ý kiến này lập tức bị thành viên Tổng bộ Lâm Đức Thụ (gián điệp của Pháp) phản ứng kịch liệt. Đại biểu Bắc Kỳ ra về, sau đó lập ra Đông Dương cộng sản Đảng và có ảnh hưởng lớn ở Nam Kỳ, Trung Kỳ.
Các đại biểu ở lại đại hội bầu ra Tổng bộ mới và trở thành "hội trù bị thành lập ĐCS" có nhiệm vụ cải tổ VNTNCMĐCH thành lập các chi bộ và chuẩn bị cho ra đời ĐCS. Sau đại hội, các đại biểu của Nam Kỳ cũng trở về hoạt động tích cực chuẩn bị cho việc thành lập ĐCS.
Khi nhận được thư của Tổng bộ ở Hương Cảng đồng ý việc thành lập ĐCS (của đồng chí Đỗ và Lê gửi ngày 20/7/1929), đồng chí Châu Văn Liêm và một số đồng chí khác đã gặp Bàng Thống (Trần Tư Chính) đại diện cho Đông Dương cộng sản Đảng để bàn việc hợp nhất, nhưng không thành. Đồng chí Châu Văn Liêm cùng với một số đồng chí khác đã họp tại nhà mình ở đường Hamelin (nay là Lê Thị Hồng Gấm) quyết định chọn những người ưu tú trong VNTNCMĐCH tổ chức ra ANCSĐ vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/1929.
Tháng 10/1929, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Châu Văn Liêm và một số ở Trung Quốc đã thành lập chi bộ ANCSĐ (theo thư đề ngày 29-9-1929 của các đồng chí Hồ Tùng Mậu và Châu Văn Liêm gửi về Bắc Kỳ thì ngoài chi bộ ANCSĐ ở Trung Quốc, ở Nam Kỳ đã tổ chức các chi bộ cộng sản; ở Xiêm, Trung Kỳ cũng bắt đầu tổ chức chi bộ công sản).
Trở về Sài Gòn, Châu Văn Liêm và các đồng chí nhất trí lập ANCSĐ trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ vào khoảng tháng 11-1929 tại Khánh Hội, Sài Gòn. Đại hội công bố Điều lệ Đảng, xuất bản tạp chí Bônsơvích làm cơ quan lý luận của Đảng, tổ chức các hội công nông, hội học sinh… để tập hợp quần chúng. Đại hội bầu BCH Trung ương lâm thời (Ban Lâm thời chỉ đạo) gồm có 5 đồng chí do Châu Văn Liêm làm Bí thư.
Sau khi thành lập, ANCSĐ tích cực hoạt động, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin trong công nhân và nông dân; tổ chức các cơ sở của Đảng trong xí nghiệp, nông thôn, trí thức… hoạt động cho đến đầu năm 1930 thì hợp nhất với các tổ chức cộng sản khác ở Việt Nam để thành lập ĐCS Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Cách mạng Việt Nam: Kỷ nguyên ĐLDT gắn liền với CNXH./.
Nhận xét
Đăng nhận xét