Sự ra đi đột ngột của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An đã gây nên sự bàng hoàng trong dư luận. Có rất nhiều đặt câu hỏi xoay quanh cái chết của vị Thứ trưởng này…
Đúng là một cái chết chưa bao giờ là bình thường, nhất là với bố mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em và con cái của người đã ra đi. Sự mất mát không gì có thể bù đắp được, nhưng thật đáng lên án nếu như ai đó cứa vào nỗi đau của người ở lại bằng những câu từ luận điệu gai góc, man rợn, thế hiện sự vô học và vô đạo đức.
Ngay sau thông tin Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An qua đời vì ngã từ tầng cao được truyền đi thì ngay lập tức đã có một số kẻ cơ hội chính trị đã vẽ ra một rừng thuyết âm mưu ghê rợn. Từ đâu ra có “một người ngồi quán nước nghe được tiếng súng GẦN trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi liên hệ với việc ông Lê Hải An rơi từ tầng 8 xuống”. Một số người còn lợi dụng việc xử lý gian lận thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đang nóng để móc nối vào nguyên nhân cái chết của vị Thứ trưởng tài năng này. Chưa cần biết ông ấy chết vì tai nạn hay vì lý do nào khác nhưng một sinh mạng mất đi, người thân của họ đang quằn quại với nỗi đau mà một số kẻ trên mạng xã hội lại đơm đặt thông tin như thế là điều không thể chấp nhận được. Đặc biệt là khi cơ quan chức năng chưa hề có kết luận chính xác về nguyên nhân cái chết.
Động cơ xây dựng kịch bản nguyên nhân cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An là gì? Phải chăng chúng muốn câu view, đánh bóng tên tuổi bản thân. Xét về tính thời điểm sắp diễn ra Đại hội 13, sắp có sự thay đổi trong công tác cán bộ thì phải chẳng đây là một chiêu trò kích động, chia rẽ lòng dân và hạ uy tín lãnh đạo? Cho dù vì lý do gì đi nữa thì những kẻ lợi dụng cái chết của người khác để mưu đồ lợi ích cá nhân thì đúng là bất nhân bất nghĩa.
Đã có rất nhiều người cảm nhận tài năng, sự tâm huyết và tính chính trực của vị lãnh đạo này kể từ khi ông tốt nghiệp bằng cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài rồi trở về công tác tại trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội, truyền dạy tri thức cho biết bao nhiêu thế hệ sinh viên. Cũng đích thân ông là người từng ký Thông báo ngày 21/08/2019 về việc xem xét kỷ luật 13 công chức tại Bộ Giáo dục và Đào tạo do liên quan đến tiêu cực giáo dục trong Kỳ thi Quốc gia năm 2018 (mặc dù sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huỷ bỏ quyết định này). Được biết, Thứ trưởng Lê Hải An còn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống giáo dục. Cha của ông là thầy Lê Hải Châu, một người có rất nhiều đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam, từng đào tạo rất nhiều lớp học sinh tham gia các kỳ thi Toán quốc tế, mang về huy chương danh giá cho Việt Nam. Vì vậy, khi ông Lê Hải An lên làm Thứ trưởng, có không ít người đặt niềm tin và sự kỳ vọng nơi ông.
Ấy vậy mà, ông ra đi qua sớm so với cái tuổi 49 mà người xưa thường gọi là “ngũ thập tri thiên mệnh”, cái tuổi được cho là nắm được xu thế thời cuộc và có thể cống hiến rất nhiều. Sự ra đi đột ngột ấy đã để lại vô vàn khoảng trống, sự bàng hoàng, nỗi niềm xót xa, đau lòng cho người thân, đồng nghiệp và các sinh viên của ông. Khi họ vẫn chưa kịp hoàn hồn khi nhận hung tin, khi họ vẫn đang gào khóc, ngã quỵ bên thi thể của người con, người cha, người chồng của mình, khi vết thương chưa kịp lên da non lại tiếp tục bị cào cấu thì còn gì là “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Đến thời điểm này thì “tiếng súng” duy nhất mà người dân nghe thấy chỉ có “tiếng súng” phát ra từ những kẻ cơ hội chính trị, bọn kền kền chuyên ăn hôi sự kiện nóng bắn vào nỗi đau của gia đình, đồng nghiệp và những người yêu quý Thứ trưởng Lê Hải An mà thôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét