Gorbachev lên làm Tổng Bí thư của Liên Xô năm 1985 và là tổng thống đầu tiên và duy nhất của Liên Xô từ 1990 đến 1991, sau đó nước này không còn tồn tại.
Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã tiết lộ cho tờ tạp chí Đức là Der Spiegel về người mà ông tin là phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của Liên Xô. Ông giải thích rằng các thành viên của chính phủ đã nỗ lực để tổ chức một cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h c.h.ống lại ông và nhà lãnh đạo nước cộng hòa Nga khi đó là Boris Yeltsin là thủ phạm chính.
Ông Gorbachev nói với tờ tạp chí Đức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 sự s.ụ.p đ.ổ của bức tường Berlin rằng: “Những ai đã tổ chức cuộc đ.ả.o c.h.í.n.h vào tháng 8/1991 và những ai đã lợi dụng sự suy yếu của vị trí tổng thống Liên Xô, là những người phải chịu trách nhiệm về sự kết thúc của perestroika (tức công cuộc cải tổ kinh tế và chính trị Liên Xô) và sự sụp đổ của Liên Xô”.
Ông nói thêm rằng mặc dù ông hiểu những rủi ro tiềm năng của perestroika – cuộc vận động chính trị nhằm cải cách đất nước mà ông sáng kiến vào giữa thập niên 1980, nhưng ông và những lãnh đạo khác của đất nước hiểu rằng cải cách là cần thiết.
Ông nói: “Đã không thể có được cuộc sống như chúng tôi đã có trước đây. Và một nhân tố cần thiết của perestroika là tư tưởng mới trong chính sách đối ngoại – bao gồm cả các giá trị phổ biến của giải trừ hạt nhân cũng như tự do lựa chọn”.
Gorbachev nhấn mạnh rằng ông không hối tiếc về perestroika nhưng nhận ra rằng có một số sai lầm nhất định đã diễn ra trong đường lối cải cách. Trong bất cứ trường hợp nào, ông nói rằng ông tin nước Nga sẽ không bao giờ trở lại một “hệ thống chuyên chế”.
Tuần này, Tổng thống Đức Frank Walter Steinmeier đã cảm ơn Gorbachev về vai trò của ông trong việc giúp tái thống nhất nước Đức, nói rằng sự khuyến khích cá nhân của Gorbachev là một nhân tố quan trọng trong việc giúp chấm dứt sự chia rẽ giữa nhân dân Đức với toàn thể khối châu Âu. Steinmeier mong rằng cựu lãnh đạo Liên Xô khỏe mạnh, lạc quan và hạnh phúc.
Perestroika
Mikhail Gorbachev trở thành lãnh đạo Liên Xô vào tháng 3/1985 và đã thực hiện một chiến dịch rộng khắp để đẩy những người cộng sản bảo thủ ra khỏi những vị trí lãnh đạo. Từ năm 1987 ông bắt đầu giới thiệu những cải cách thị trường hạn chế và dẫn tới sự thành lập các hợp tác và tăng cường tự do cho các doanh nghiệp công nghiệp.
Từ 1989 đến 1990, ông cho thực hiện những cải cách chính trị rộng rãi và dẫn tới bầu cử trực tiếp cũng như chấm dứt sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô. Và tình cờ là những điều này lại làm nổi lên chủ nghĩa dân tộc và phong trào ly khai trong các nước cộng hòa thuộc Liên Xô, trong đó có phong trào ly khai ở cộng hòa Nga do Boris Yeltsin dẫn đầu.
Tháng 8/1991, các thành viên thân cận của Gorbachev khởi sướng một kế hoạch đ.ả.o c.h.í.n.h c.hống lại ông nhằm ngăn chặn các cải cách tiếp theo của ông. Những cải cách này bao gồm một Hiệp ước Liên minh Mới nhằm cho phép hơn 20 vùng tự trị thuộc Liên Xô quyền lực ở mức gần như một nước cộng hòa thành viên.
Nếu được thực thi thì hiệp ước này sẽ biến Liên Xô bị chia ra thành hàng chục nước mới so với 15 nước thành viên trong lịch sử. Cuộc đảo chính này t.hất b.ại, Đảng Cộng sản bị cấm hoạt động và Gorbachev trở về Moscow nhưng quyền lực của ông bị suy yếu đáng kể.
Vào ngày 8/12/1991, các lãnh đạo Nga, Ukraine và Belarus gặp nhau ở một khu bảo tồn thiên nhiên ở Belarus và ký một thỏa thuận tuyên bố rằng Liên Xô chấm dứt sự tồn tại. Vào ngày 25/12, Gorbachev xuất hiện trên truyền hình và từ chức, đánh dấu sự sụp đổ chính thức của Liên Xô.
Mặc dù được số đông trên toàn cầu xem là một nhà lãnh đạo mơ mộng vì những nỗ lực chấm dứt chiến tranh Lạnh và tăng cường hợp tác toàn cầu trên các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, Gorbachev cũng bị chỉ trích nặng nề ở đất nước mình vì sự thất bại trong cải cách kinh tế và chính trị – điều đã dẫn tới sự p.h.á h.ủ.y khối đồng minh Hiệp ước Warsaw, sự chấm dứt trạng thái siêu cường của Liên Xô và cuối cùng là sự sụp đổ.
Trong những năm 1990, Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã chìm ngập vào một giai đoạn nghèo khó và mất thể diện quốc gia chưa từng thấy. Năm 2003, báo cáo trong tạp chí y học BMJ đã ước tính rằng khoảng 2,5 đến 3 triệu người lớn Nga đã c.h.ế.t non trong giai đoạn 1992 đến 2001 như một hậu quả của sự sụp đổ Liên Xô. Hàng trăm ngàn người từ nhiều nước cộng hòa khác bị c.h.ế.t trong những cuộc n.ộ.i c.h.iến như là hậu quả của tội phạm băng đảng và vì các tai ương khác trong cùng thời kỳ.
Nhận xét
Đăng nhận xét