Chuyển đến nội dung chính

NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ YÊU NƯỚC KHÔNG?

NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ YÊU NƯỚC KHÔNG?
Không quá khó để trả lời cho tiêu đề và cũng là câu hỏi ở trên, dù việc đặt ra câu hỏi để giải mã và nhắc đến những vấn đề khác trong đó. 

Những tấm gương như nhà canh tân Nguyễn Trường Tộ, chí sỹ Trương Văn Lĩnh, Mai Lão Bạng và hàng ngàn người Công giáo đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đủ sức trả lời cho điều đó. Đó cũng là những minh chứng hùng hồn nhất được nêu ra. Và trong công cuộc hôm nay đóng góp của người Công giáo trên nhiều lĩnh vực là điều chúng ta phải ghi nhận, vinh danh họ... Bằng nhiều cách yêu nước, việc làm khác nhau, chính họ đang vinh danh người Công giáo, vinh danh Thiên Chúa toàn năng... 

Ấy vậy nhưng lẫn khuất trong những điều được nói đến, câu hỏi trên vẫn vang lên và mang tính thời sự hết sức cao độ khi mà mới đây 1 Linh mục Công giáo tại Giáo phận Vinh đã viết vào tờ lệnh khám tuyển nhập ngũ của một giáo dân trong giáo xứ mình phụ trách như sau: "Tôi Linh mục quản xứ Cẩm Trường để anh Hải ở nhà; tôi đã yêu cầu Ban chỉ huy quân sự huyện năm ngoái vì anh Hải đảm nhận nhiều công việc quan trọng trong xứ".

Hành vi này nhanh chóng bị dư luận lên án và không quên đặt ra những nghi vấn bên lề. 

Linh mục Đặng Hữu Nam và Lm Nguyễn Đình Thục
 trong một hoạt động gây khiếu kiện phức tạp


Nhưng rồi sự việc lại diễn biến theo chiều hướng xấu khi mới đây, một Linh mục khác khi lên tiếng về chuyện nay đã công khai bảo vệ vị Linh mục kia, với lí do chỉ vì: Việc kêu gọi nhập ngũ là việc của đảng, nhà nước không phải là của Giáo hội; và giáo hội cũng cần người để phụng sự cho cái sự nghiệp của mình! 

Một lần nữa, lòng yêu nước của chính người Công giáo đã bị nghi ngờ. 

Với chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng thì việc tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo có điều kiện hoạt động, phát triển từ lâu đã là mối quan tâm của Giới chức nhà nước, tổ chức đảng. Trong đó có việc tạo điều kiện để con em các tổ chức tôn giáo tham gia, phụng sự giáo hội như được nói đến. Và riêng trong vấn đề được nói đến - gọi nhập ngũ quân sự đã tính đến việc này và trên thực tế số người Công giáo cũng như người theo các tôn giáo khác, không có đạo được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự không nhiều. 

Những trường hợp như Giáo dân Nguyễn Văn Hải thuộc Gx Cẩm Trường, Gp Vinh trong câu chuyện được nói đến không nhiều. Nhưng với ý đồ cá nhân của mình và cũng là thể theo nguyện vọng của gia đình, Linh mục Phan Đình Giáo đã ngăn cản, lấy quyền hành của linh mục để so găng, đối trọng lại chế độ, lực lượng Quân đội trong việc này... và rõ ràng đó là điều đáng bị lên án... 

Việc một Linh mục khác là Đặng Hữu Nam công khai ủng hộ hành vi này và có những sự phân tách mà xin thưa nó vô tình tách bạch người Công giáo ra khỏi xã hội, trở nên lạc lõng trên chính Tổ quốc của mình, trong khi Giáo hội CÔng giáo chỉ là một thành phần trong đất nước, Tổ quốc và đương nhiên Giáo hội có trách nhiệm trong đó. 

Và lẽ ra thay vì công khai phản đối và có những hành vi thái quá, đi ngược luân thường, đạo lý như được nói đến thì Linh mục Phan Đình Giáo phải có những cách ứng xử phù hợp để như trang Người Công giáo nêu vấn đề là "để 1 vài người Công giáo chúng ta ở lại phụng sự nhà Chúa cũng là cách để những người Công giáo khác khi ra đi làm nghĩa vụ với Tổ quốc yên tâm hơn mà thôi...". Nghĩa là muốn để lại ai đó phụng sự giáo hội, nhà thờ xứ thì Linh mục nơi đó nên đề đạt, nên đề xuất với những lí do phù hợp chứ không phải bằng những thái độ ngang tàng, hống hách đến khó hiểu như thế... 

Nói tóm lại, một Nguyễn Văn Hải (giáo dân) không thực hiện nghĩa vụ không ảnh hưởng tới sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và trên thực tế nếu đề nghị đàng hoàng thì giới chức nhà nước cũng sẽ không xét nét chuyện này. Nhưng chính cái cách hành xử và những tác động xấu, hệ luỵ của việc này khiến cho sự việc trở nên có vấn đề. Đấy cũng là cơ hội để những người khác nghĩ khác về những giá trị của người Công giáo, trong đó có lòng yêu nước...., dù những kẻ như Lm Đặng Hữu Nam, Phan Đình Giáo chỉ là những nhân tố đóng vai trò tiêu cực, giọt nước tràn ly trong sự việc mà thôi. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...