SỰ PHÁT TRIỂN KÌ LẠ Ở VIỆT NAM?
Mới đây, trang BBC News Tiếng Việt, một trang thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung chống Việt Nam đã cho đăng tải bài viết “Hiện tượng mới thật lạ”, trong đó, nói về “hiện tượng có những người Mỹ về hưu nay tìm đường sang sống ở Việt Nam để hưởng cuộc sống sung sướng”. Bài có đoạn: "Hơn 58.000 lính Mỹ đã chết trong chiến tranh, và từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, rất nhiều cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam, tìm kiếm hiểu biết, tha thứ hay hòa giải. Nay một số người đang tới vì những lý do trần tục hơn: nhà rẻ, y tế rẻ, và mức sống đang nâng cao.". "Tăng trưởng nhanh ở Việt Nam và một số nước láng giềng Đông Nam Á đã tạo ra tình huống không thể tưởng: Những người Mỹ già đang sống cuộc đời tưởng như là Florida, Nevada và Arizona, nhưng lại ở Việt Nam."
Trang BBC NEWS Tiếng Việt nói về sự phát triển ở Việt Nam
Có thể thấy, ngay cả một trang chuyên chống đối chính quyền Việt Nam cũng không thể phủ nhận sự phát triển, thay đổi của Việt Nam trong thời gian vừa qua, trở thành một điểm sáng về kinh tế, an sinh xã hội không chỉ ở trong khu vực Đông Nam Á mà còn trên phạm vi châu lục. Đây là điều mà khiến nhiều người nước ngoài thường xuyên chọn Việt Nam là địa điểm du lịch và sinh sống lâu dài. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, hơn 45 triệu người đã thoát nghèo, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). GDP đầu người tăng 2,5 lần, đạt trên 2.500 USD năm 2018.
Triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn có nhiều điểm sáng, dù vẫn có dấu hiệu điều chỉnh giảm tăng trưởng theo chu kỳ. Sau khi chạm đỉnh ở mốc 7,1% năm 2018, tăng trưởng GDP thực được dự báo giảm nhẹ trong năm 2019, do sức cầu bên ngoài giảm và do duy trì thắt chặt chính sách tín dụng và tài khóa. Tăng trưởng GDP thực được dự báo vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, xoay quanh mức 6,5% trong các năm 2020 và 2021. Tỉ lệ lạm phát vẫn tiếp tục ổn định ở mức một con số trong vòng bảy năm liên tiếp, thấp hơn hoặc tiệm cận mức 4% trong những năm gần đây. Cán cân đối ngoại vẫn trong vòng kiểm soát và tiếp tục được hỗ trợ bằng nguồn vốn FDI dồi dào lên tới gần 18 tỉ USD trong năm 2019, chiếm gần 24% tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Nhiều ý kiến cho rằng, tại sao nói Việt Nam phát triển mà GDP vẫn thuộc hàng thấ nhất thế giới. Đơn giản bởi vì để phán ánh một nền kinh tế không chỉ dựa vào GDP vì nó không phán ánh đúng bản chất vấn đề, Ấn Độ một nước phát triển trên thế giới nhưng có rất nhiều nơi thì lại nghèo mạt rệp, GDP nó thực chất là khải niệm cào bằng lấy của nhà giàu cộng cho nhà nghèo xong chia bình quân đầu người là chính. Còn nếu muốn đánh giá mức sống người dân trong nước thì nên dựa theo PPP. Ví dụ như 1000 đô thì hộ nghèo ở Mỹ nhưng ở Việt Nam lại là thu nhập cao, nó cũng giống như ở nông thôn 5 triệu vẫn sung sướng không chật vật như ở thành phố 1 tháng 10triệu.
Nói thế để thấy, mặc dù chỉ mới hòa bình thực sự hơn 30 năm, nhưng những gì Việt Nam làm được là rất đáng ghi nhận và khích lệ. Nó cho thấy đường lối đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian vừa qua. Hi vọng rằng, trong thời gian ngắn nữa thôi, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và trở thành con rồng của Châu Á trong tương lai không xa.
Nhận xét
Đăng nhận xét