Chuyển đến nội dung chính

05 ĐIỀU CẤM VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC DỊP TẾT CANH TÝ 2020

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán năm 2020. Dưới đây là tổng hợp những điều cấm mà mọi cán bộ, công chức cần phải nhớ kỹ trong dịp Tết năm nay.
1. Cấm nhận quà và biếu quà trái quy định
Khoản 2 Điều 22 Luật Phòng chống tham nhũng nêu rõ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức từ đối tượng có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Đây là một trong những điểm mới nổi bật của Luật này so với Luật Phòng, chống tham nhũng 2005. Theo đó, trước đây, Luật chỉ cấm cán bộ, công chức, viên chức không được “nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất”. Còn hiệu nay, phạm vi cấm đã mở rộng “dưới mọi hình thức”.
Qua đó, để công tác phòng chống tham nhũng được triệt để và quán triệt hơn với các hình thức quà tặng phi vật chất mà trước đây chưa được quy định trong Luật.
Không chỉ vậy, theo Quy định số 205-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành, việc tranh thủ mọi lúc, mọi nơi nhất là các dịp lễ Tết để tặng quà, tiền, bất động sản… nhằm đạt được vị trí, chức vụ, quyền lợi là biểu hiện của chạy chức, chạy quyền.
Đây cũng là nội dung nổi bật nêu tại Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 10/12/2019 về việc tổ chức Tết năm 2020.
Đặc biệt: Trong dịp Tết năm 2020, nếu không thể từ chối được việc tặng quà thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể xử lý bằng các cách nêu tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP:
- Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá: Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách Nhà nước;
- Quà tặng bằng hiện vật: Xác định giá trị quà tặng sau đó có thể quyết định bán hoặc công khai bán và nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan…
2. Cấm dùng ngân sách Nhà nước đi biếu quà Tết
Không chỉ cấm cán bộ, công chức đi tặng quà, biếu quà Tết sếp mà Nghị định 59 nêu trên còn cấm dùng ngân sách Nhà nước để tặng quà Tết lãnh đạo. Theo đó, tài sản công chỉ được dùng làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách (Điều 24).
Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản công tặng quà không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng cho Nhà nước. Cá nhân dùng tài sản công không đúng thẩm quyền thì phải bồi hoàn và tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý.
3. Cấm uống rượu, bia, đi lễ hội, du xuân trong thời gian làm việc
Theo quy định tại Chỉ thị số 26/CT-TTg năm 2016 của Thủ tướng về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức không được uống các đồ có cồn như rượu, bia… trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc.
Đồng thời, cũng tại Chỉ thị nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng. Một trong số đó là hút thuốc lá, đi lễ hội, liên hoan, du xuân…
Đặc biệt, trong Tết năm 2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức đã có hiệu lực từ 01/01/2020 thì quy định này đã được Luật hóa.
Với riêng cán bộ, công chức Hà Nội, trong dịp Tết 2020 phải chủ động hạn chế và kiểm soát việc uống rượu, bia của bạn bè, người thân, đặc biệt là quy định về an toàn giao thông. (Theo Chỉ thị số 20). Bởi từ những ngày đầu năm 2020, Nghị định 100 có hiệu lực đã tăng mạnh mức phạt khi sử dụng nồng độ cồn tham gia giao thông.
4. Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức
Nhiều người vẫn nghĩ chơi bài, đánh bạc chỉ là thú vui giải trí ngày Tết, tuy nhiên, đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, đặc biệt với cán bộ, công chức.
Tại Chỉ thị 26, Thủ tướng Chính phủ cấm cán bộ, công chức không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức.
Ngoài ra, nếu đánh bạc cán bộ, công chức còn có thể bị:
- Xử phạt hành chính: Bị phạt tiền với mức cao nhất lên đến 20 triệu đồng (Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP);
- Chịu trách nhiệm hình sự: Bị phạt tù cao nhất đến 07 năm tù (Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).
5. Cấm dùng xe công đi lễ chùa sau Tết
Theo Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng, tham nhũng được định nghĩa là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Trong đó, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để dùng xe công đi lễ hội dịp Tết cũng là một trong những biểu hiện của tham nhũng.
Tùy vào tính chất, mức độ mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc thậm chí là buộc thôi việc. Trong đó, căn cứ để áp dụng các hình thức kỷ luật là Điều 77 Nghị định 59 năm 2019 của Chính phủ.
Không chỉ bị xử lý kỷ luật, trong một số trường hợp, cán bộ, công chức còn có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 10 - 20 triệu đồng (Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Nghị định 63 năm 2019 của Chính phủ).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...