Chuyển đến nội dung chính

THÔNG BÁO PHƯƠNG THỨC THỦ ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ – 2020

Trước, trong và sau Tết Nguyên đán luôn là thời điểm các loại tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản gia tăng hoạt động. Để đảm bảo cho 1 dịp Tết Canh Tý – 2020 được an toàn, ngoài các biện pháp tăng cường đảm bảo ANTT của lực lượng công an, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác chủ động phòng chống các loại tội phạm này.
* Đối với tội phạm trộm cắp nhà dân: Các đối tượng lợi dụng lúc đêm tối, giờ nghỉ trưa, lợi dụng sự chủ quan, thiếu cảnh giác trong bảo vệ tài sản của người dân như không đóng cửa ban công, cửa sổ hoặc khóa cửa không cẩn thận, đột nhập qua khung rào phía sau nhà hoặc từ nhà bên cạnh không có người ở, bỏ hoang, sau đó dùng kìm cộng lực, máy cắt sắt, xà beng… để bẻ khóa, khoen cửa, nạy cửa đột nhập vào nhà để thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, các gia đình thường có người già và trẻ em ở nhà một mình cũng nên lưu ý và cảnh giác với thủ đoạn: Các đối tượng giả làm nhân viên sửa chữa, bảo dưỡng các công trình, thiết bị trong nhà, nhân viên tiếp thị bán ga, nhân viên tiếp thị bán các mặt hàng mỹ phẩm hoặc giả làm người quen của thành viên trong gia đình. Sau đó một số đối tượng nói chuyện với chủ nhà để đánh lạc hướng, đối tượng còn lại lên các tầng để trộm cắp tài sản.
* Đối với tội phạm trộm cắp xe máy: Thủ đoạn chủ yếu là lợi dụng sơ hở của người quản lý xe máy không có người trông coi, chúng thường dùng vam hoặc chìa khóa vạn năng để bẻ, phá khóa cổ khóa càng, khóa chữ U… và khóa điện xe máy để trộm cắp.
* Đối với tội phạm cướp giật tài sản: Các đối tượng sử dụng xe mô tô phân khối lớn đi từ hai đối tượng trở lên, đi lại nhiều lần trên các tuyến đường vào những khoảng thời gian vắng người (đầu giờ sáng, buổi trưa, cuối buổi chiều); khi thấy người tham gia giao thông (phụ nữ, người già) mang theo tài sản gọn nhẹ, có giá trị, dễ tiêu thụ (ĐTDĐ, nữ trang, túi xách…) các đối tượng đeo bám, đến địa điểm vắng người rồi áp sát, đối tượng ngồi sau giật lấy tài sản và nhanh chóng tẩu thoát; nếu bị phát hiện thì có xe của đối tượng trong nhóm chạy phía sau cản trở, gây khó khăn cho người truy đuổi. Tại các sự kiện văn hóa được tổ chức trong dịp Tết Nguyên đán, các đối tượng lợi dụng lúc đông người, sự sơ hở của người dân, trà trộn để thực hiện hành vi móc túi, cướp giật.

Để chủ động trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm cướp giật, trộm cắp tài sản, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Phú Yên khuyến cáo người dân cần:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm phòng ngừa tự bảo quản tài sản, không tạo sơ hở để kẻ gian lợi dụng trộm cắp. Ban đêm trước khi đi ngủ phải kiểm tra kỹ tất cả các cửa phải được đóng, khóa cẩn thận, nhất là các cửa ra hành lang, tầng lầu; chú ý ngăn việc leo chuyền từ cây xanh, trụ điện gần nhà để đột nhập. Khi có người trong hộ đi ra khỏi nhà vào buổi sáng sớm nên gọi người nhà dậy khóa cửa bên trong, hạn chế việc tự khóa cửa bên ngoài để tạo sơ hở cho đối tượng gây án; khi vắng nhà nhiều ngày phải nhờ người trông coi (nên hạn chế sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo… đăng hình đang đi về quê hay du lịch với gia đình…). Không nên cất giữ nhiều tiền bạc hoặc tài sản có giá trị lớn tại nhà.
- Khi có nhân viên lạ mặt đến nhà bảo dưỡng sửa chữa bếp, bình gas, thiết bị điện, điện thoại, cáp truyền hình thì không được mở cửa cho vào nhà, nếu gia đình có nhu cầu sửa chữa thực sự trực tiếp liên hệ với trung tâm dịch vụ, kiểm tra nhân thân nhân viên trước khi vào nhà. Khi nhân viên ở trong nhà cần theo dõi, giám sát hoạt động của họ, khi nhân viên có yêu cầu làm việc theo ý họ thì phải cảnh giác đề phòng, phát hiện nghi vấn.
- Lắp các loại khóa chống trộm xe máy, nên để xe ở nơi có người trông coi hoặc gửi vào các bãi gửi xe; không nên để vé xe, các tài sản, giấy tờ có giá trị trong cốp xe.
- Khi phát hiện những đối tượng lạ mặt xuất hiện và lảng vảng quanh nơi mình ở có biểu hiện nghi vấn, người dân nên cảnh báo cho nhau và phản ánh ngay với cơ quan công an gần nhất để kịp thời kiểm tra ngăn chặn.
- Khi đi lại tại những nơi đông người, tham gia giao thông không nên nghe điện thoại di động, đeo trang sức đắt tiền, đeo hoặc mang túi xách; không để túi xách, tài sản ở giỏ xe hay treo ở phía trước xe mà nên để trong cốp xe. Khi đi gửi, rút tiền ở ngân hàng nên đi ít nhất hai người và chú ý quan sát xung quanh. Đề phòng với thủ đoạn các đối tượng vờ va chạm giao thông với người đi đường để cướp giật, trộm cắp tài sản.
- Đối với các hộ kinh doanh lớn, các tiệm vàng nên lắp máy quay camera ghi hình, hệ thống báo động, két sắt, chống trộm; đề ra nội quy khi vào cửa hàng (không được đội mũ bảo hiểm, không bịt mặt, đeo khẩu trang).
- Nếu không may bị các đối tượng khống chế để cướp tài sản, phải giữ bình tĩnh, xử lý linh hoạt tránh thương vong cho bản thân, đồng thời chú ý quan sát về đặc điểm nhận dạng của đối tượng như: vóc dáng, giọng nói, đặc điểm dễ nhận biết, phương tiện sử dụng…; nếu điều kiện thuận lợi có thể hô hoán quần chúng nhân dân xung quanh giúp sức truy bắt đối tượng và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời giải quyết.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...