Chuyển đến nội dung chính

Nếu không có tết, chúng ta còn lại gì?


Đừng san phẳng tất cả vì phát triển kinh tế, để rồi một ngày ngồi trên đống tiền mà thấy có lỗi với tổ tiên!
Giáo sư Võ Tòng Xuân từng cho rằng: Tết cổ truyền dài lê thê, ăn nhậu bê tha, cờ bạc, tệ nạn và nên gộp tết âm và tết dương cho gọn, ăn Tết cùng thời điểm với các nước trên thế giới cho đúng tinh thần hội nhập, hòa cùng dòng chủ lưu của thế giới.
Tết tốn kém thời gian và tiền bạc, trong khi ta còn nghèo, cần tập trung làm kinh tế thay vì vui chơi… Giáo sư đã đề xuất bỏ Tết cách đây 11 năm và đến nay vẫn giữ nguyên quan điểm.

Người Việt sẽ ra sao, nếu không có Tết?
Trong dòng chảy mưu sinh cơm áo, người Việt tỏa đi khắp nơi. Đôi khi trong cuộc sống bon chen mệt mỏi, tuyệt vọng, những cánh chim phiêu bạt chẳng biết nương mình vào đâu.
Ở những quốc gia chọn một tôn giáo làm quốc đạo thì họ nương náu tâm hồn ở Phật, ở Chúa… Tôn giáo giúp họ được nương tựa, có giáo lý để lý giải khổ đau. Một người chịu quá nhiều thiệt thòi, cay đắng trong cuộc đời, họ có thể nương nhờ cửa Phật, được giải thích là do nghiệp để mà chấp nhận sống tiếp, sống hướng thiện để hóa giải nghiệp khổ. Các tôn giáo khác cũng như vậy.
Còn chúng ta có gì? Nương náu vào đâu? Tết cổ truyền có sức nặng tâm linh thật sự. Chúng ta bươn bả một năm, đợi Tết để quây quần, đoàn tụ, để được nghĩ về cha mẹ, về gia đình, về tổ tiên, thần linh…
Đêm Giao thừa cả đất nước ta, hàng triệu con tim chung một nhịp, chung một thời khắc, dành cho nhau những lời tốt đẹp nhất, cầu cho nhau một năm sức khỏe, may mắn.
Đó là thời khắc lòng người lắng động, trời đất giao hòa trong một niềm hy vọng chung. Ở khía cạnh tinh thần, sự đồng nhất ý nguyện của cả dân tộc vào một thời khắc là sức mạnh tổng hợp vô biên cho sự mong cầu quốc thái dân an.
Vì thế Giao thừa là thời khắc thiêng liêng!
Nếu không có Tết chúng ta sẽ thiên thu bất tận trong cuộc mưu sinh. Các dịp đoàn tụ gia đình, dòng họ sẽ là lúc nào tiện thì thực hiện. Cuộc hẹn gặp không cố định ấy sẽ khiến các mẹ đợi con về trong mong ngóng vô định. Chúng ta, trong các mối quan hệ khác, cũng sẽ mỗi người nghĩ một hướng…
Bỏ Tết chúng ta còn gì nữa? Không đoàn tụ, chẳng tổ tiên, các giá trị truyền thống sẽ bay theo, người Việt sẽ nửa tây nửa ta, quen mà lạ. Những đứa con làm ăn xa sẽ chẳng khác nào những kẻ lang thang lưu lạc, đôi khi sai đường, lạc lối về.
Kinh tế là ưu tiên. Hội nhập là tốt. Nhưng sẽ chẳng thể đi xa nếu gốc không vững, các giá trị truyền thống bị mai một. Cái gì cũng muốn giống Tây là tư duy hướng ngoại, nhược tiểu, nhìn nhà mình cái gì cũng tệ hơn người ta, ao ước giống người ta, lệ thuộc người ta. Rồi một lúc nhìn lại từ đầu xuống chân sẽ chẳng còn gì là ta nữa, nhìn cứ nhang nhác giống ai đó.
Tết bây giờ cũng nhiều mệt mỏi: Rượu bia, bài bạc, tệ nạn, tai nạn giao thông, phụ nữ vất vả hơn, kinh tế gia đình cũng tốn kém hơn… Tuy nhiên, do con người cả, vẫn có cách khắc phục, cũng là việc của mỗi người, của chúng ta. Đừng thấy phiền, thấy khó mà nói bỏ! Bỏ đi sẽ không ai nhận ra ta trong thế giới phẳng nữa đâu.
Đừng san phẳng tất cả vì phát triển kinh tế, để rồi một ngày ngồi trên đống tiền mà thấy có lỗi với tổ tiên!
Có ai muốn bỏ tết không?


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...