Trong khi cả xã hội nỗ lực chung sức phòng chống dịch thì nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng dịch bệnh để thực hiện các toan tính đê hèn của cá nhân.
Trước hết là hành động của số đối tượng phản động, số rận chủ ở trong và ngoài nước, có thể kể tên đám lâu la tặc khấu như: rận chủ Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, jb Nguyễn Hữu Vinh, tổ chức khủng bố Việt Tân, admin fanpage “Nhật Ký yêu nước”, “Thanh niên Công giáo”… Số đối tượng này không khác gì những con kền kền nhặt xác thối, từ các thông tin liên quan đến C.o.v.i.d.19, họ dựng nên những câu chuyện hư hư thực thực để phát tán thứ virut độc hại này qua mạng xã hội nhằm gây nhiễu loạn thông tin, hoang mang dư luận. Số đối tượng như Nguyễn Văn Đài từ tận nước Đức xa xôi cũng la liếm C.o.v.i.d-19 để vẽ nên một bối cảnh kinh tế mờ ám cho Việt Nam, đích cuối cùng chính là nhằm làm mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Phương thức, thủ đoạn của những người này là: Thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản mxh… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Chúng bịa đặt các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm C.O.V.I.D-19 tại Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả… từ đó kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế; lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt. Mục đích của các đối tượng này là nhằm gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Đây là ý tưởng của những kẻ vô nhân tính, họ không còn là con người nữa vì không có ai lại muốn đồng bào mình mắc bệnh, chết vì dịch bệnh cả, chỉ có những kẻ lòng lang dạ thú mới có ý tưởng như vậy.
Tiếp theo là số người lợi dụng C.o.v.i.d-19 để chơi ngu hoặc để vụ lợi. Nhưng hệ lụy của việc nhấn bàn phím một cách tùy tiện đó là đã tạo nên “đại dịch thông tin” trên mạng xã hội vì mạng xã hội. Và thực tế cho thất, “đại dịch thông tin này” đã đẩy cả thông tin thật lẫn thông tin giả ra toàn thế giới với tốc độ chưa từng thấy, kích thích cơn hoảng loạn, tình trạng kỳ thị…
Nhiều người rảnh rỗi và ấu trĩ đến mức thích thể hiện mình là người rành thông tin, và vô tình đã bị các tin xấu, độc dắt mũi để họ trở thành các anh hùng bàn phím, thích thú với việc đưa các tin NÓNG, SỐT để câu like, câu view mà không lường trước được hậu quả. Số này chủ yếu rơi vào số chị em phụ nữ, những người nhẹ dạ, cả tin để rồi sau cái hành động nhấn nút “enter” là một bầu trời hệ lụy. Một con số thống kê của Bộ Công an cho thấy, trên không gian mạng đã có hơn 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.
Chỉ riêng về bênh nhân số 17, trong vòng 2 ngày cuối tuần sau khi công bố ca bệnh số 17, trên không gian mạng đã xuất hiện hơn 80.000 tin liên quan đến dịch C.O.V.I.D-19 và bệnh nhân này. Trong số đó có nhiều thông tin khiến người dân rất khó phân biệt đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả, đâu là thông tin chính xác để có thể chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Cá biệt là trường hợp cảu đối tượng Tiêu Thị Tuyết Sương (46 tuổi, Tuy Phướng, Bình Định) dã bị khỏi tố, bắt tạm giam điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng tâm lý lo lắng, sự nhẹ dạ cả tin của người dân, bà Sương đa phao tin có vắc xin tiêm phòng dịch C.o.v.i.d.19. Sau đó bà ta đã mua nước cất và kháng sinh các loại Gentasimin rồi pha chế, giả làm vắc xin tiêm cho 30 trường hợp. Hay như tại Phú Yên phát hiện trường hợp có người mạo danh cán bộ y tế đến các cơ quan như ngân hàng, trường học đặt vấn đề phun thuốc phòng ngừa dịch C.o.v.i.d để thu tiền trục lợi.
Còn rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến C.o.v.i.d-19, nhưng chung quy lại tất cả đều tác động đến tư tưởng, tâm lý của người dân. Cho nên, hơn lúc nào hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức phòng dịch, theo dõi thông tin từ các trang chính thống, không nên nhẹ dạ cả tin vào các tin xấu, độc; kịp thời phát hiện các đối tượng xấu lợi dụng C.o.v.i.d-19 để trục lợi, báo cáo ngay với chính quyền để có biện pháp xử lý. Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, chúng ta có quyền đặt niềm tin vào việc dịch bệnh sớm sẽ được dập tắt, nhưng điều đó đến sớm hay không thì một điều kiện cần và đủ đó là hãy sáng suốt, đoàn kết, chung tay cùng các ban ngành để dập dịch./.
Nhận xét
Đăng nhận xét