Phương Tây thường tô vẽ lãnh đạo Gaddafi của Libya trước đây như một ác nhân độc tài. Đâu là sự thật về Libya dưới cái gọi là “chế độ độc tài” đó?
Năm 2011 lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ và chết một cách khổ cực. Sau đó đất nước này tiếp tục rơi vào cảnh loạn lạc và bị bom đạn của Mỹ và NATO tàn phá. Lực lượng khủng bố Hồi giáo khét tiếng IS cũng đã và đang nhen nhóm ở đây.
Trong mắt phương Tây, Gaddafi chỉ là một kẻ độc tài tàn bạo, thậm chí là một gã khủng bố. Nhưng sự thực là như thế nào? Xin giới thiệu bài viết của tác giả Steven Meltzer đăng trên trang báo Urban Times có trụ sở ở New York, Mỹ:
Trong khoảng thời gian 41 năm cho tới thời điểm Muammar Gaddafi chết vào tháng 10/2011, ông đã làm được một số điều thực sự đáng kinh ngạc cho đất nước mình. Trong thời gian đó, ông cũng liên tục cố gắng đoàn kết và đem lại quyền lực cho toàn bộ châu Phi.
Vì vậy cho dù bạn nghe thấy gì trên radio, nhìn thấy gì trên tivi thì trên thực tế Gaddafi vẫn làm được nhiều điều tuyệt vời mà chẳng dính dáng gì đến cái gọi là “tên độc tài xấu xa” như truyền thông phương Tây thường mô tả về Gaddafi.
Dưới đây là 10 điều mà Gaddafi đã làm cho Libya mà quý vị có thể chưa biết:
Ở Libya, chỗ ở được coi là một quyền tự nhiên của con người
Cuốn Sách Xanh của Gaddafi nêu rõ: “Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình”. Sách Xanh là triết lý chính trị của nhà lãnh đạo Gaddafi. Cuốn sách xuất bản lần đầu vào năm 1975 và được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia, để cho mọi công dân Libya đọc.
Giáo dục và chữa trị y tế hoàn toàn miễn phí
Dưới thời Gaddafi, Libya tự hào sở hữu một trong những dịch vụ y tế tốt nhất ở Trung Đông và châu Phi. Và trong trường hợp một công dân Libya không được tiếp cận chương trình giáo dục mong muốn hoặc chữa trị y tế đúng cách ở Libya thì họ sẽ được đài thọ kinh phí để ra nước ngoài học hoặc chữa bệnh.
Gaddafi thực hiện dự án thủy lợi lớn nhất thế giới
Hệ thống tưới tiêu lớn nhất thế giới chính là con sông nhân tạo được thiết kế để cung cấp nước cho tất cả người dân Libya sống trên toàn lãnh thổ nước này. Dự án được chính phủ Gaddafi cung cấp kinh phí. Người ta nói rằng chính bản thân Gaddafi đã gọi dự án này là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới”.
Được cung cấp vốn miễn phí nếu khởi nghiệp trong nghề nông
Nếu bất cứ người Libya nào muốn mở một nông trại, họ sẽ được cấp một ngôi nhà, đất trang trại cùng gia súc và hạt giống hoàn toàn miễn phí.
Tiền trợ cấp dành cho các bà mẹ mới sinh con
Khi một phụ nữ Libya sinh con, chị sẽ được cấp 5.000 USD cho bản thân chị và đứa con.
Điện hoàn toàn miễn phí
Nói cách khác, hoàn toàn không có hóa đơn tiền điện dưới thời Gaddafi.
Giá xăng rẻ
Thời ông Gaddafi cầm quyền, giá xăng ở Libya thấp ở mức chỉ 0,14 USD một lít.
Gaddafi nâng trình độ giáo dục của người dân
Trước khi Gaddafi lên nắm quyền, chỉ có 25% người dân Libya biết chữ. Con số này được nâng lên tới 87%, với 25% có bằng đại học.
Libya có ngân hàng nhà nước riêng
Libya có một ngân hàng Quốc gia riêng, chuyên cung cấp các khoản vay với lãi suất bằng 0 cho công dân. Và Ngân hàng này không có khoản nợ nước ngoài.
Đồng dinar vàng
Trước khi chế độ Gaddafi sụp đổ, ông này đã nỗ lực giới thiệu một đồng tiền châu Phi duy nhất và có liên quan đến vàng. Đây là những bước đi tiếp theo của nhà tiên phong vĩ đại Marcus Garvey – người lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Hợp chủng quốc châu Phi”.
Gaddafi đã muốn giới thiệu đồng dinar vàng và chỉ giao thương bằng đồng tiền này – một động thái có thể làm đảo lộn nền kinh tế thế giới.
Đồng dinar bị “giới tinh hoa” trong xã hội Libya hiện nay phản đối và lên án. Một ngày nào đó các nước châu Phi có thể có đủ sức mạnh để thoát khỏi các khoản nợ và chỉ trao đổi bằng đồng tiền có giá này. Họ khi ấy có thể nói “Không” với các hình thức bóc lột từ bên ngoài. Người ta cho rằng chính tư tưởng về đồng dinar vàng là lý do thực sự dẫn tới cuộc nổi loạn được NATO dẫn dắt nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi hay nói thẳng.
Nhận xét
Đăng nhận xét