Nhiều nhà “dân chủ” xứ ta, để khoe mẽ bản thân và cũng là học đòi chống đối nhà nước gì đó, đã không ngần ngại khen những quốc gia phương tây hay những quốc gia mới nổi về giá trị dân chủ. Mục đích không ngoài lên án xứ mình và với những hữu hạn về không gian thì xem chừng cơ hội tồn tại của những so sánh, ví von như thế không phải là không có…
Thế nhưng, thế giới khi vào mùa Covid19 và những chuyện bên lề đã xé toang, đã làm lộ rõ nguyên hình những thứ dân chủ, giá trị mỹ miều vẫn từng được so sánh với những thứ tương tự tại Việt Nam.
Sự trần trụi, chân thực đến từng mm đã khiến cho không ít kẻ phải bẽ mặt, bẽ bàng với dư luận. Và có lẽ, trong số đó Ts Nguyễn Quang A “đáng kính” của chúng ta nằm trong đó và nếu biết rằng, đất nước Myanma ông từng tôn thờ thảm hại thời Covid19 thế này chắc ông sẽ khóc chăng?
Theo đó, không ai là không biết chuyện Ts A từng đưa ra tuyên bố “Tôi thách đảng Cộng sản VN dám làm như Myanmar”. Bối cảnh của nó xin được nhắc lại là sau khi đất nước này thực hiện việc bầu lãnh đạo đất nước thông qua một cuộc tổng tuyển cử được cho là dân chủ nhất từ trước đến nay. Phe thắng thế cũng được cho là đại diện cho xu hướng dân chủ hoá nền chính trị đất nước…
Và chỉ cần nhìn vào mỗi đó, từ Việt Nam xa xôi, cũng chưa lần nào đến Myanmar, chỉ nghe qua thời sự, báo đài, Ts A đã thốt lên như thế.
Như thường lệ những điều ông nói ra nhanh chóng được phụ hoạ, thêm thắt những “phụ kiện” và những trò hưởng ứng vô cùng xôm tụ, rôm rả. Cũng không quá lạ khi đến một thời gian sau đó, khi mà phe dân chủ tại Myanmar tiếp tục giành được một số thành tựu nhất định trong điều hành kinh tế, xã hội, phát biểu của vị Ts này lại tiếp tục được nhắc đến…
Có lẽ, điều đó sẽ tiếp tục được duy trì nếu Myanmar chỉ có tiến và không có lùi và nếu không có đại dịch Covid19 như đang diễn ra.
Cùng với Lào, Myanmar là một trong hai quốc gia hi hữu, hiếm có của Châu Á khi đến những ngày gần đây họ mới công bố những ca nhiễm đầu tiên. Và ai cũng nghĩ rằng, với những gì đã đạt được trong suốt thời gian qua thì với đại dịch này họ sẽ là tiên phong, sẽ có được những cách thức chống dịch hữu hiệu, hơn hẳn những quốc gia khác. Khi đó, những nhận định, sự tôn thờ, ngưỡng vọng của những kẻ như ông ts Nguyễn Quang A sẽ có thêm cơ hội để duy trì, để khoe mẽ…
Nhưng nhìn vào những hình ảnh được xác nhận là khu cách ly tập trung của đất nước Myanmar tươi đẹp thì mới hay, so với Việt Nam chúng ta và nhiều đất nước trong khu vực, họ vẫn chỉ đang là ở một mức độ nghèo khó, thậm chí là mông muội. Điều kiện dành cho người cách ly còn quá thấp so với những gì thế giới đang làm…
Vậy thì, liệu cái giá trị dân chủ và sức sống dân chủ hoá đời sống xã hội của Myanmar đang giúp họ đi lên trong kinh tế, trong điều kiện sinh hoạt của người dân hay đang kéo thụt lùi điều đó?
Myanmar của gần 5 năm sau dân chủ hoá liệu có đi xuống thảm hại không? Đó thực sự là những câu hỏi mà thiết nghĩ nên được chuyển tới Ts Nguyễn Quang A. Bởi chỉ có ông ts này với những hiểu biết ban đầu và cả những nhãn quan hiếm gặp của mình mới cắt nghĩa, lí giải được sự việc?
Hi vọng TS Nguyễn Quang A sẽ biết tới câu chuyện và đưa ra những phản hồi xung quanh chuyện này!
Nhận xét
Đăng nhận xét