Dành cho những ai muốn hiểu nhanh về tam giáo của phương đông và " tam giáo " của phương tây mà không cần phải nghiên cứu nhiều về nó. (Bài viết chỉ nêu ra giáo lý căn bản mà không so sánh hơn kém)
A - TAM GIÁO PHƯƠNG ĐÔNG
1 - NHO GIÁO
Do Chu Công sáng lập, Khổng Tử hoàn thiện. Vốn là hệ thống triết học luân lý đạo đức và chính trị xã hội với tôn chỉ " tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ " bằng đường lối chính tâm thành ý, cách vật trí tri để hiểu rõ thế nào là đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín mà giữ trọn đạo Trung - Hiếu.
Toàn bộ Nho giáo có thể tóm lại trong một chữ " LỄ ", đó là biểu hiện của người có học, hiểu đạo lý, biết tôn ti trật tự và vai trò bổn phận của mình với gia đình và xã hội. Các đức Nhân, Nghĩa, Trí, Tín mà không có Lễ đi kèm thì chỉ là biểu hiện của kẻ quê mùa, mãng phu mà thôi.
2 - ĐẠO GIA
Do Lão Tử đề xướng, Trang Tử và các bậc chân nhân đời sau phát triển, được Dịch học phụ họa thêm. Nội dung căn bản là bộ ba Đạo - Đức - Vô vi được biểu hiện qua các đặc tính tự nhiên như Phản phục, Huyền đồng, Tiêu dao, Tề vật...nhằm mục đích đạt tới cảnh giới Thiên nhân hợp nhất ,thanh tịnh vô vi.
Đạo gia có thể tóm lại trong hai chữ " ĐỦ và NHÀN " tức là trong tính không đủ mà đủ, ở chỗ không nhàn mà nhàn.(Nếu muốn vắn tắt nữa thì một chữ Nhàn là đủ)
3 - PHẬT GIÁO
Do Đức Phật Thích Ca sáng lập với một đường lối duy nhất là nhận ra khổ và diệt khổ bằng trí tuệ, để rồi từ trí tuệ phát sinh ra lòng từ bi với vạn vật. Giáo lý căn bản thì Nam tông chú trọng bản chất của bộ ba Khổ, Vô thường, Vô ngã và cặp đôi Nhân quả - Nhân duyên. Riêng Bắc tông thì có thêm Phật tính, Như Lai tạng và bộ 3 Bát nhã, Tính không, Chân Như (tuy 3 mà một)
Toàn bộ Phật giáo có thể tóm lại trong một chữ " KHỔ " (nhận ra khổ và diệt khổ) nếu không có khổ thì không có Phật giáo.
B - TAM GIÁO PHƯƠNG TÂY
1 - DO THÁI GIÁO
Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Bò của người Babylon được ông Moses hoàn thiện. Nội dung chủ yếu là tin có một Thượng đế duy nhất sáng tạo nên trời đất, vạn vật và con người, trong đó người Do Thái được chọn làm dân riêng của Chúa thông qua giao ước với ông Áp Ra Ham. Theo đó người Do Thái sẽ công nhận và thờ một Thiên Chúa duy nhất bằng cách giữ gìn các lề luật của ngài, đổi lại ngài sẽ cho họ một vùng đất hứa và che chở bảo vệ họ đến tận thế, và khi dân tộc họ gặp đau khổ bất hạnh sẽ ban cho họ một đấng Messia để cứu họ thoát khỏi cảnh khốn khổ, chia rẽ, phân tán... rồi đem lại thống nhất và hạnh phúc mãi mãi.
Tóm lại Do Thái giáo là đạo của " LUẬT " vì tin rằng mình là " dân riêng của Chúa " nên thượng đẳng hơn những dân tộc khác. Tính " thượng đẳng " đó thể hiện qua việc họ tuân giữ những luật lệ nghiêm khắc của Chúa chỉ dành riêng cho họ mà thôi.
2 - CÔNG GIÁO LA MÃ
Do Jesus sáng lập dựa trên nền tảng về đấng Messia của đạo Do Thái. Giáo lý căn bản dạy rằng Jesus là ngôi 2 con Thiên Chúa, thông qua trinh nữ Maria xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại như đã hứa với người Do Thái trước đây. Tuy là hứa với người Do Thái chỉ cứu họ mà thôi nhưng lần này Chúa Jesus xuống để hủy bỏ lời hứa cũ (Cựu Ước) vì Chúa cha cho rằng họ không còn xứng đáng là dân riêng của Chúa nữa. Lần này ơn cứu độ sẽ dành cho tất cả mọi người tin Chúa, đây là giao ước mới Chúa thiết lập lại cho nhân loại nên gọi là " Tân ước ". Tuy giáo lý căn bản nói về ngôi vị Thiên Chúa và vai trò cứu thế của Jesus nhưng hình thức, lễ nghi và các bí tích mới là điều kiện quan trọng nhất xác định vai trò của Công giáo.
Công giáo tuy tóm lại trong một chữ " TIN ", bề ngoài là tin Chúa nhưng thực chất là tin vào vai trò trung gian của giáo hội thể hiện qua việc trao ban các phép bí tích, qua đó ràng buộc tín đồ vào cấu trúc quyền lực của giáo hội. Nếu một tín đồ không chấp nhận vai trò của các linh mục thông qua việc lãnh nhận 6 trên 7 bí tích từ họ thì dù người đó có tin Chúa cũng bị loại ra khỏi giáo hội, và trong trường hợp này họ sẽ được coi là những người Tin Lành.
3 - HỒI GIÁO
Hồi giáo tuy do ông Muhammed khởi xướng nhưng ông lại từ chối quyền sáng lập vì giáo lý căn bản dạy rằng tất cả mọi người trên thế gian đều là con Chúa (Allah) đều có nghĩa vụ phải tôn thờ Chúa. Vậy nên việc thờ Chúa là nghĩa vụ tự nhiên từ thời tạo thiên lập địa chứ không phải riêng một thời đại nào mà cần người sáng lập. Sứ mạng của ông Muhammed là hoàn thiện lại lề luật của Thiên Chúa mặc khải cho con người thông qua các thánh tiên tri từ thời Adam đến Chúa Jesus. Theo đó các nhà tiên tri trước đây vì đã xuất hiện quá lâu nên lời của họ bị thời gian và con người làm cho sai biệt không còn đúng với ý Chúa nữa nên ngài quyết định cử tiên tri cuối cùng đến thế gian để giáo dục con người lần cuối, đó chính là những lời dạy trong kinh Koran mà ông Muhammed đã thuật lại. Kể từ sau ông nếu ai còn xưng là tiên tri nữa thì đó là kẻ giả mạo và người Hồi giáo trên thế giới phải có nghĩa vụ giết đi tránh làm vấy bẩn lời Chúa.
(Nếu để ý ta sẽ thấy giáo lý Công giáo ra đời là để bác bỏ giáo lý Do Thái giáo, và giáo lý Hồi giáo sau cùng cũng nhằm bác bỏ giáo lý Công giáo)
Hồi giáo cũng tóm lại trong một chữ " TIN " nhưng không phải tin một thế lực trần gian nào mà trực tiếp tin vào Chúa. Niềm tin đó bao gồm 6 điều sau đây:
1. Tin một Chúa duy nhất không có ngôi vị con cái gì cả.
2. Tin các thiên thần và ma quỷ là tạo vật của Chúa.
3. Tin các thánh tiên tri từ Adam đến Muhammed là hết không còn ai nữa.
4. Tin các sách mặc khải từ Cựu Ước, Tân Ước đến Kinh Koran. Trong số này chỉ có kinh Koran là đúng nhất, 2 quyển kia đã bị sai lệch nhiều.
5. Tin mọi việc đều do Chúa tiền định nhưng con người có tự do ý chí.
6. Tin xác loài người ngày tận thế đều sống lại và lên thiên đàng hết kể cả ma quỷ.
Nếu ai không tin vào một trong những điều này thì không đủ tiêu chuẩn trở thành người Hồi giáo và cũng không được lên thiên đàng. Và nếu ai phỉ báng những điều này thì người Hồi giáo trên thế giới bất kể quốc gia, chủng tộc đều phải có nghĩa vụ giết đi để bảo vệ đạo Hồi.
Nhận xét
Đăng nhận xét