Chuyển đến nội dung chính

KHÔNG YÊU, XIN ĐỪNG BUÔNG LỜI CAY ĐẮNG!

Năm 2017, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Nguyễn Tử Quảng đã từng nói trong tiếng nghẹn ngào: “Bkav không ăn mày tinh thần dân tộc.”

Tôi còn nhớ, khi chuẩn bị gửi lời cảm ơn tới người dùng, ban đầu CEO của Bkav không nói được trọn câu, giọng nghẹn lại và suýt khóc. Phải mất vài phút sau, anh Quảng mới trấn tĩnh bản thân, xúc động thổ lộ: “Tôi xin lỗi không kìm chế được, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến khách hàng đã sử dụng Bphone 1”.

Nói cho những ai chưa biết, anh Nguyễn Tử Quảng với Bkav là thần tượng của rất nhiều sinh viên Bách Khoa chúng tôi. Nhiều người hâm mộ anh Quảng, đơn giản bởi anh là một trong số những Bker đi tiên phong trong “sáng tạo ra một giá trị thương hiệu gắn với Bách Khoa”, cũng góp phần nâng bước chân của rất nhiều thế hệ sinh viên đi sau khác. Bkav cũng là một công ty công nghệ, nổi tiếng với phần mềm diệt virus chất bậc nhất thế giới, là tự hào của rất nhiều BKer.

Nhưng đạt đến một cái tầm nào đấy, nhiều người sẽ không muốn làm vì tiền nữa, họ muốn làm một điều gì đấy. Và thế là, Bkav gây bất ngờ cho toàn thể cộng đồng mạng Việt Nam với tuyên bố sẽ sản xuất ra một mẫu điện thoại đủ sức cạnh tranh với Apple, Samsung, những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ.

“Vâng. Hôm nay, tại đây, các bạn sẽ chứng kiến một sự khởi đầu cho một xu hướng mới của thế giới công nghệ trên toàn cầu …”

Nguyễn Tử Quảng đã mở đầu như thế trong buổi Bphone chính thức ra mắt ngày 26/05/2015 sau quá trình 6 năm đầu tư, nghiên cứu miệt mài của Bkav.

Theo Nguyễn Tử Quảng, anh tạo ra phần mềm diệt virus Bkav để đáp ứng nhu cầu người dùng thời điểm đó, thậm chí còn để họ sử dụng miễn phí trong vòng 10 năm. Thì sau này, với Bphone, anh không những mong muốn đáp ứng nhu cầu của người dùng trong nước mà còn hy vọng sản phẩm có thể cạnh tranh với nước ngoài, thậm chí đưa được ra thị tường toàn cầu để khẳng định Việt Nam cũng có thể sản xuất sản phẩm vươn tầm thế giới.

Khát khao là thế, hoài bão là thế, nhưng vì là sản phẩm đầu tiên nên Bphone không thể tránh khỏi lỗi. Quan trọng hơn, cách Bkav truyền thông về Bphone có vấn đề, có lẽ là không hợp cảm quan người Việt. Những tuyên bố đầy tự hào của anh Quảng về Bphone trong buổi lễ ra mắt như “Thật là tuyệt vời”, “không thể tin nổi” … lại biến thành vũ khí để cư dân mạng công kích anh. Người ta gọi CEO Nguyễn Tử Quảng của Bkav là Quảng “nổ”, “Quảng bom”, thậm chí nhiều trang mạng chế ra hàng loạt bức ảnh về Nguyễn Tử Quảng với Bphone nhằm mục đích chế giễu và tranh thủ câu like.

Và sự thù hằn vô lý, gạch đá nhiều đến nỗi anh Quảng đã sốc và suýt nữa stress: “Đầu tiên tôi cũng sốc, tôi đang làm việc tốt cơ mà. Lúc ấy phản ứng của tôi thường là đi giải thích, rằng tôi không làm như thế, tôi không phải như vậy, giải thích phát khóc lên”.

Hẳn giờ, sau nhiều lần ra mắt, Nguyễn Tử Quảng đã có nhiều bài học cho riêng mình để không lặp lại sai lầm. Nhưng, anh vẫn chưa thực sự hiểu được sự kỳ lạ của cư dân mạng Việt Nam đâu. Hiểu làm sao được, khi mà nhiều người chưa từng lần nào sờ vào Bphone, thậm chí chưa bao giờ tìm hiểu về Bphone, chỉ nghe qua vài lời kể cũng đủ để họ chửi “Quảng nổ” như hát hay. Nhiều kẻ thì bĩu môi: “Ăn mày tinh thần dân tộc thì muôn đời không khá lên được”.

Này, các bạn nhớ này, Bkav bán Bphone chứ không buôn “tinh thần dân tộc”. Và kể cả có ăn mày tinh thần dân tộc thực sự, thì trông mong gì ở những người hầu như không có tinh thần dân tộc như các bạn. Những người chỉ biết vạch lá tìm sâu, nhìn vào những thiếu sót của Bphone để so với ưu điểm của những Samsung, Iphone … và bỉ bôi về sự khát vọng của Bkav.

10 năm trời với cả ngàn tỷ đồng đầu tư, đó là một sự táo bạo và liều lĩnh, khoan bàn đến việc Bphone có thể thành công hay không, nhưng sản phẩm này cũng có nhiều điểm để người Việt tự hào, thay vì chỉ biết ném đá không thương tiếc.

Không yêu, xin đừng nói lời cay đắng!

Theo tôi, cái sai lớn nhất của tập đoàn Bkav đó là cách làm truyền thông. Cái tên Bphone của Bkav cũng na ná như Iphone của Apple, rồi cũng tạo ra sự tò mò bằng các thông tin dò rỉ, sau đó đúng lúc cao trào thì đẩy hàng ra để thu hút được tối đa người quan tâm.

Nhưng, đáng tiếc, điểm khác biệt là cho dù Iphone lúc phát hành không đạt được đúng như kỳ vọng của người hâm mộ thì cũng không sao, vì Apple vốn sẵn là một công ty có thương hiệu mạnh và Iphone là thương hiệu sản phẩm mạnh nhất trong số đó.

Bphone thì khác hẳn, mặc dù hậu thuẫn bởi tập đoàn Bkav nhưng Bkav lại chỉ nổi tiếng với phần mềm diệt virus, tức Bphone là một thương hiệu điện thoại mới tinh hoàn toàn. Nó không hề được hỗ trợ bởi bất cứ một sản phẩm nào trước đó, khác hẳn với Iphone đã nhiều năm ra đời từ sự kế thừa.

Mặt khác, Bphone lại tự mình đi so sánh với Iphone, trực tiếp cạnh tranh thông qua các bảng so sánh cấu hình cũng như phát biểu của Nguyễn Tử Quảng. So sánh với một sản phẩm thương hiệu nhất trên thị trường có cái hay là nếu thắng thì sẽ là vua, nhưng vấn đề là nếu dễ thế thì Samsung, Nokia, Sony, Lenovo, Huwei đã làm từ lâu rồi.

Và Bphone đã thất bại, thậm chí gần như thảm hại, Nguyễn Tử Quảng đã gần như suy sụp.

Nói về khoảng thời gian “đen tối” từng phải chịu rất nhiều chỉ trích từ phía người tiêu dùng Việt Nam, anh Quảng đã từng tâm sự đầy dằn vặt: “Stress, tôi còn hơn cả như thế”.

Anh đã từng có lúc muốn “trốn đi”, “trốn đi thật xa”, “không muốn đọc gì, nghe gì nữa...”

Nhưng anh có thể đã sốc khi không hiểu vì sao mình bị ném đá nhiều thế, anh Quảng đã không bỏ cuộc, và may mắn đã không bỏ cuộc. Con đường mà những chiến binh Bách Khoa đã chọn, có ngã què cũng phải lết tới nơi. Ngã ở đâu thì đứng lên ở đó, tôi tâm niệm vậy.

Tôi cũng như rất nhiều người trong số các bạn, chưa sở hữu cho mình một sản phẩm Bphone, cái khác họa chăng là tôi đã từng dùng thử và tìm hiểu về nó. Và nói thẳng luôn thế này nhé, tôi khác rất nhiều bạn ở chỗ tôi thấy cả những ưu điểm của Bphone chứ không chỉ khiếm khuyết để rồi buông ra những lời ném đá.

Không mua, xin đừng nói lời cay đắng!

Bên cạnh những mặt chưa được về Marketing, thì chúng ta phải nhìn nhận rằng BKAV đã đi đầu trong lĩnh vực điện thoại tại VN. Trong phần linh kiện của Bphone ra mắt năm 2017, chỉ 0.9% có xuất xứ từ Trung Quốc, phần lớn linh kiện được nhập về từ các quốc gia khác như Nhật hay Mỹ. Riêng phần thiết kế thực hiện từ kiểu dáng, cơ khí, phần mềm... là do Việt Nam làm.

Tự mình thiết kế, tổ chức sản xuất thay vì chỉ nhập về và gán tên lên Bphone. Đây là một xu thế tất yếu trong việc gia tăng giá trị trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Và có lẽ, điều duy nhất khiến CEO BKAV cùng đội ngũ của mình trụ vững tới ngày hôm nay đó là khát vọng trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, tương tự cách Samsung, Apple đã xâm nhập vào chuỗi “giá trị toàn cầu”.

Bphone có thể truyền thông sai, dẫn đến khủng hoảng truyền thông. Sản phẩm của họ có thể gặp nhiều hạn chế và thiếu sót, nhưng họ đã không ngừng khắc phục và làm mới. Vu oan cho Bphone ăn mày tinh thần dân tộc, lừa dối người tiêu dùng là không đúng, khi mà Bphone thực sự là sản phẩm mang đậm dấu ấn của người Việt.

Và nữa, họ không bao giờ bỏ cuộc!

Nhớ này, Bphone từng là điện thoại đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao – TransferJet của Toshiba, nhanh hơn khoảng 500 lần so với NFC.

Nhớ này, không phải Iphone 8 mà Bphone 2 của Bkav mới chính là là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới đưa AI - trí tuệ nhân tạo vào camera của smartphone.

Nhớ này, người “tiên phong đột phá” với camera chụp cận cảnh cũng chính là Bphone chứ không phải là Samsung A5.

Nhớ này, mẫu smartphone đầu tiên có thiết kế màn hình tràn đáy không tai thỏ hay trán dô lại chính là Bphone 3 chứ không phải là Samsung Galaxy Tab.

Nếu đấy không phải là Bphone của Bkav đang “dẫn đầu xu hướng, đón đầu công nghệ” thì là gì? Chỉ buồn, là người đi đầu nên sản phẩm của Bkav không có ai để rút kinh nghiệm, thế là còn khiếm khuyết. Nhưng có ai ngờ “sự khiếm khuyết” ấy của người đi tiên phong lại bị ghét bỏ bởi công dân của quê hương Bkav. Nguyễn Tử Quảng biến thành “Quảng nổ”, “Quảng bom” và Bphone biến thành BomPhone, hứng chịu đủ búa rìu của dư luận, họ bị ném đá, bị dìm hàng và tệ hơn nữa là trở thành trò cười mua vui của nhiều kẻ thiếu lương tâm.

Theo tôi, cái hay nhất của Bphone đó chính là sự thanh tân của đội ngũ và sự quyết tâm của những người đứng đầu, đội ngũ chăm sóc khách hàng của Bphone cũng rất biết lắng nghe. Thế nên, Bphone có thể còn non trẻ nhưng họ tiến bộ từng ngày, doanh số của Bphone hãy còn khiêm tốn nhưng đã có tăng trưởng theo thời gian, cộng đồng Bfans đang chậm rãi phát triển từng bước lớn mạnh.

Ngày hôm qua, 10/05/2020, Bkav lại tiếp tục cho ra mắt Bphone thế hệ thứ 4 với sản phẩm đinh là Bphone B86. Người ta sẽ lại nói sao anh Quảng không chế tạo B52 luôn đi. Rồi sẽ có người nói rằng giá này quá chát, chip kia quá lỗi thời, thiết kế chẳng đẹp lắm. Hay nhiều kẻ độc miệng, dẫu chẳng phải seeder của Apple hay Samsung, Huawei … vẫn sẽ nói Bkav và Bphone đang “ăn mày tinh thần dân tộc”. Nhưng cứ chờ rồi xem Bkav sẽ làm được gì. Tôi thì tin, rồi sẽ có ngày thương hiệu Bphone sẽ thật sự nổ một cú chấn động, như biệt danh mà họ thường đặt cho Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav

Làm ơn bớt bỉ bôi chỉ trích. Bkav bán Bphone chứ không buôn tinh thần dân tộc.

Không mua, xin đừng buông lời cay đắng!

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...