Chuyển đến nội dung chính

Mặt trái của các tôn giáo độc thần phương tây.

Nói tới tôn giáo thì người ta thường mặc định '' đạo nào cũng tốt '' đó là bởi người ta chưa thấy cái hại của nó, mà muốn thấy cái hại thì phải bỏ công tìm hiểu chứ không nên nghe lãnh đạo tôn giáo giảng dạy, chỉ cần hiểu được giáo lý, biết rõ lịch sử hình thành thì sẽ định nghĩa được là nó tốt hay xấu, tuyệt đối đừng theo một tư duy lối mòn nào.

Tôn giáo nào cũng vậy, mục đích ra đời là phải phục vụ cho con người, người ta tìm đến với tôn giáo là để tìm kiếm sự an lạc nơi thân tâm chứ không phải chuốc thêm gánh nặng, tôn giáo nào mà bắt con người phục vụ thần linh, áp đặt lên cho họ nhiều định kiến, lề luật khắc nghiệt...đổi lại chỉ cho họ một lời hứa được thần linh trả công ở kiếp sau thì chắc chắn đó là những tà đạo.

Tà đạo không nhất thiết phải là cái gì đó hung ác dữ dằn, hay giảng dạy những điều nhảm nhí bậy bạ dễ dàng nhìn ra được. Đó chỉ là thứ tà đạo bình thường, chỉ cần ý thức được một chút là không sao. Thứ tà đạo nguy hiểm thật sự là khi nó ngày đêm rao giảng bác ái yêu thương nhưng lại đẩy con người ta vào một niềm tin mù quáng, nó dạy toàn những điều không có cách gì kiểm chứng được, tất cả chỉ là đức tin, theo nó anh chỉ chọn 1 trong 2 con đường, một là tin tưởng tuyệt đối, hai là biến đi chỗ khác chơi, ngoài ra không được chất vấn, không được hoài nghi, không được dùng lý trí để nhận định...'' vì nó thuộc phạm trù linh thiêng không được đụng tới.''

Vũ trụ này không có cái gì được gọi là linh thiêng tới mức khiến con người chỉ cúi đầu vâng phục mà không được hoài nghi. Tất cả chỉ có sự thật và dối trá, nếu là sự thật tốt đẹp thì không việc gì phải che dấu dưới vỏ bộc linh thiêng, hễ quyết tâm che dấu điều gì thì chỉ có duy nhất sự dối trá mà thôi.

Hoài nghi để tìm ra sự thật, để không bị lừa dối, để sống đúng nghĩa kiếp người, tôn giáo nào cấm sự hoài nghi thì cho dù nó có biện bạch bằng ngôn từ tốt đẹp thế nào cũng đều phải bị lên án.

Cái sự khác biệt lớn nhất giữa tôn giáo phương đông và phương tây là phương đông khuyến khích hoài nghi tìm hiểu sự thật, còn phương tây áp đặt đức tin. Và bi kịch bắt đầu từ đây.

Nhìn vào lịch sử phương tây ta thấy đó là lịch sử của những cuộc chiến tranh tôn giáo, đến nỗi họ có một câu ngạn ngữ '' đàn bà và tu sĩ là những kẻ gây ra chiến tranh ''. Có một điểm chung trong hệ thống cai trị phương đông và phương tây, đó là tôn giáo.

Ở phương đông kể từ khi Hán Vũ Đế phát hiện ra vai trò to lớn của Nho giáo trong việc ổn định quốc gia và củng cố quyền lực giai cấp thống trị thì chính sách '' bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật '' ra đời, kể từ đó Nho giáo giữ quyền độc tôn trong hệ thống chính trị Á Đông. Cũng vậy ở phương tây kể từ khi Constantinus Đại đế phát hiện ra vai trò to lớn của Kito giáo với việc thống nhất quốc gia và bá chủ thế giới đã quyết tâm biến nó thành một công cụ thực hiện ước mơ của ông. Và ông đã thành công cho việc biến Kito giáo thành thế lực chính trị cai trị toàn thể Châu Âu, (Sau này có thêm Châu Mỹ) từ thế kỷ thứ 5 tới nay. Rồi khu vực Nam Á đại diện là Ấn Độ cũng nằm dưới quyền kiểm soát của hệ thống chính trị - tôn giáo theo đạo Hindu. Cuối cùng phần còn lại của thế giới là khu vực Trung Đông - Bắc Phi cũng bị Hồi giáo cai trị từ thế kỷ 7 - 8 đến nay.

Và kết quả tôn giáo đem lại cho con người là cái gì?

Trong khi nó luôn rêu rao đạo đức bác ái trên môi miệng thì tay chân đầu óc nó lại đẩy con người ta vào các cuộc chiến triền miên bất tận, về xung đột chính trị - tôn giáo, sắc tộc, hầu hết các cuộc chiến tranh đều có màu sắc tôn giáo. Người phương tây chống lại thế giới Ả Rập vì xung đột tôn giáo (các cuộc thập tự chinh là điển hình nhất) người Trung Hoa đem tư tưởng thiên triều áp đặt khắp nơi, ở Ấn Độ đa số các tôn giáo nhỏ yếu đều bị đồng hóa vào đạo Hindu với cái tên mới là '' Ấn Độ Giáo '', chưa kể hàng ngàn cuộc xung đột sắc tộc mang màu sắc tôn giáo diễn ra hàng năm ở Châu Phi, Trung Đông, Nam Á, Đông Nam Á khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng mỗi năm. Tất cả đều do tôn giáo đem lại.

Về vấn đề nhân quyền cũng vậy, tôn giáo là thế lực duy nhất vẫn còn cố ý vi phạm vấn đề này một cách nghiêm trọng.

Ở Ấn Độ người ta phân tầng giai cấp rất rõ rệt, đứng đầu là tu sĩ Bà La Môn, tiếp đến là giai cấp lãnh đạo, rồi tới bình dân, sau cùng là tiện dân. Điều này có nghĩa là những giai cấp trên có quyền chà đạp giai cấp dưới cùng vì đức tin tôn giáo cho phép họ làm vậy (họ tin rằng đó là cái nghiệp báo mà giai cấp tiện dân phải chịu) Điều vô lý này làm ta thêm kính phục Đức Phật khi ngài đã phát biểu câu này ở Ấn Độ hơn 2000 năm trước “ Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn ”. Nhưng tiếc thay là Phật giáo gần như bị quét sạch khỏi Ấn Độ vì giáo lý từ bi bất bạo động, và số còn lại cũng bị đồng hóa vào đạo Hindu.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất vẫn là trong thế giới Hồi Giáo, trong nhiều nước Hồi Giáo bảo thủ điển hình là Ả Rập saudi và Iran, quyền phụ nữ rất hạn chế và gần như họ chẳng có giá trị gì, họ chỉ có tên gọi mà không được mang họ, khi ra đường phải ăn mặc trùm kín người lại, và phải có đàn ông trong nhà theo giám sát, khi họ làm việc gì bên ngoài cũng cần phải có người nhà bảo lãnh như đi siêu thị chẳng hạn, họ không được học hành nhiều, không được láy xe, trừ việc làm trong bệnh viện để chăm sóc phụ nữ. Chỗ của họ là trong nhà, thờ chồng và chăm sóc con cái, nhà cửa. Thậm chí ở Ả Rập giới lãnh đạo Hồi Giáo đưa ra sáng kiến khuyến khích phụ nữ đi taxi nên cho tài xế bú tí để mối quan hệ giữa họ thêm khăn khít (thường phụ nữ chỉ đi taxi của người quen) có trường hợp năm 2014 một thiếu nữ trẻ bị hiếp dâm tập thể dẫn đến mang thai, bị chính quyền phạt đánh 100 roi và giam 1 năm tù, vì vi phạm những điều luật khi ra đường.

Thế giới ngày nay là một thế giới văn minh hiện đại, quyền con người, quyền phụ nữ được đề cao, ở những nước tiến bộ phụ nữ tha hồ ăn mặc gợi cảm, tự do vui chơi giải trí cả lành mạnh và không lành mạnh. Thật vô cùng bất công và vô lý khi còn hàng trăm triệu người phụ nữ trong thế giới Hồi Giáo bị ngược đãi hàng ngày chỉ vì cái đức tin tôn giáo ngu xuẩn, chẳng có Thượng Đế nào ở trên trời nhìn xuống lại tỏ ra vui vẻ thích thú khi thấy tín đồ của mình phải khốn khổ như vậy, nhưng khốn nạn thay là cả thiên đàng của Thượng Đế cũng không bình đẳng với phụ nữ.(Trong đức tin của Hồi giáo, phụ nữ chỉ là một thứ nô lệ tình dục cho đàn ông ở thiên đàng)

May mắn là ở Châu Âu từ thế kỷ 19 đến nay vấn nạn chà đạp quyền phụ nữ đã dứt hẳn do quyền lực của giáo hội đã mất, nhưng từ thế kỷ 18 trở về trước thì Kito giáo là một nỗi kinh hoàng của phụ nữ khi có hàng trăm ngàn phụ nữ bị thiêu sống chỉ vì giáo hội tin rằng họ là '' Phù thủy '' nỗi kinh hoàng này kéo dài suốt 300 năm chỉ vì vài câu vớ vẩn trong kinh thánh.

Quay lại với chiến tranh tôn giáo, một câu hỏi đặt ra tại sao Phật giáo và Lão giáo chưa từng gây chiến tranh mặc dù giáo lý của nó gây xung đột nhiều hơn các tôn giáo khác.

Ví du : Hồi giáo hiện nay có 2 dòng chính là Suni và Shia, mặc dù có chung một đức tin, một quyển kinh Koran, một bộ luật sahari, một phương cách hành đạo nhưng họ lại là kẻ tử thù của nhau, nếu để ý các bản tin thời sự hàng ngày ta sẽ thường nghe những phiến quân Hồi Giáo thường đánh bom ở các đền thờ, khu chợ có đông người Shia sinh sống khiến hàng trăm người thiệt mạng...tại sao người Hồi Giáo lại giết người Hồi Giáo, chỉ đơn giản là họ khác dòng tu. Dòng Suni chiếm đa số tin rằng bất kỳ ai cũng có quyền kế vị nhà tiên tri của họ (với tư cách thế quyền) Còn người Shia tin rằng chỉ có dòng dõi của nhà tiên tri mới xứng kế vị ông. Nguyên nhân chính chỉ có bấy nhiêu, thật hết sức vớ vẩn!

Rồi Công giáo và Tin Lành cũng vậy họ chém giết nhau điên cuồng thời Phục Hưng chỉ vì Tin Lành muốn tách khỏi giáo hội, và không tin Đức Mẹ đồng trinh. Rồi xung đột giữa Chính Thống giáo và Công giáo xuất phát từ việc người Chính Thống tin Chúa Thánh Thần lớn hơn Chúa Jesus, còn người Công giáo thì ngược lại (Vô lý ở chỗ 2 bên đều tin rằng chỉ có 1 chúa duy nhất)

Trong khi đó trong nội bộ Phật giáo, phái Tiểu thừa bác bỏ toàn bộ giáo lý Đại Thừa vì cho rằng nó là sản phẩm ngoại lai, ngược lại Đại Thừa chấp nhận toàn bộ giáo lý Tiểu Thừa nhưng chê nó hạn hẹp nên mở rộng hết mức có thể, vì cho rằng giáo Pháp của đức Phật không thể hạn hẹp như vậy. Cũng vậy ở TQ Đạo gia là thế lực duy nhất dám đứng ra lật ngược nền luân lý Nho gia nhưng lại khiến các nhà Nho cúi đầu im lặng, điều mà Phật giáo cũng không làm được.


Sở dĩ có sự khác biệt lớn lao như vậy giữa đông và tây là bởi phương đông có tinh thần khoan dung vị tha, biết lắng nghe học hỏi và chấp nhận sửa sai, cũng như tin rằng không có chân lý nào tuyệt đối đúng và sai, điều đúng ở nơi này có thể sai ở chỗ khác và ngược lại, tâm lý con người cũng vậy đúng sai, thị phi lẫn lộn không có gì chắc chắn hết, và hơn hết là tinh thần luôn luôn hoài nghi và tìm hiểu sự thật, không để cho quan niệm, giáo điều, khuôn khổ...biến mình thành một kẻ cứng nhắc trong tư duy.

Ngược lại các tôn giáo phương tây luôn cho rằng Chúa của họ là chân lý không thể sai lầm, các tiên tri, tu sĩ, giáo sĩ kế thừa vì vậy cũng không thể sai lầm, vì không thể sai lầm nên không chấp nhận sự khác biệt. Thế nhưng cuộc sống luôn là sự khác biệt mới có ý nghĩa. Vì giáo lý vô minh, vì đức tin mãnh liệt...tất cả kết hợp lại tạo ra sự cuồng tín, cuồng tín lại sinh ra man rợ. Bởi vì họ luôn tin rằng chỉ có tôn giáo của họ, lề luật của họ, đức tin của họ là đúng và không có chỗ cho sự hoài nghi khám phá, thành ra ai muốn hoài nghi khám phá điều phải bị tiêu diệt. Cứ thế mà nó áp đặt lên cho xã hội loài người vô vàn nỗi thống khổ suốt hàng nghìn năm qua. Vậy nên tôn giáo của phương tây chính là một sự nguyền rủa của thần linh đối với nhân loại.

Tôn giáo phương tây, lợi ích duy nhất của nó là chỗ dựa tin thần cho những người yếu đuối kém hiểu biết sống với một hi vọng có thần linh che chở cho mình, còn đạo học phương đông cho chúng ta sự thật để có một đời sống ý nghĩa thật sự.

Thế kỷ của chúng ta sẽ là thời đại ánh sáng khoa học đẩy lùi bóng tối tôn giáo vô ích.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N