Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện Liên Triều và bài học cho chúng ta

Về lý thuyết, hai miền Triều Tiên đang trong trạng thái chiến tranh và một hiệp định hòa bình vẫn chỉ là một niềm mong ước.

Những biến cố lịch sử đã chia tách bán đảo Triều Tiên thành Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên từ những năm 50 của thế kỷ trước. Trải qua nhiều thập niên, khát vọng thống nhất dân tộc vẫn đang âm ỉ cháy trong nhiều thế hệ người dân trên bán đảo.

Nhưng …một ngày sau khi cho nổ tung văn phòng liên lạc hai miền hôm 16/6, Triều Tiên cho biết sẽ đưa quân trở lại khu công nghiệp liên Triều và thiết lập lại các đồn biên phòng.

Triều Tiên đã “thẳng thừng” từ chối lời đề nghị gửi đặc phái viên để xoa dịu căng thẳng của Hàn Quốc để và gọi đó là đề nghị “vô nghĩa” và “nham hiểm”. Triều Tiên đã thực hiện một loạt các hành động trả đũa việc những người Triều Tiên đào tẩu xuống Hàn Quốc thả bóng bay rải truyền đơn chỉ trích sự lãnh đạo và chế độ của Triều Tiên.

Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ đối phó với Hàn Quốc như một “kẻ thù”, cắt đứt mọi kênh liên lạc xuyên biên giới và đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp khác, bao gồm cả hành động quân sự. Triều Tiên cũng đe dọa sẽ phá dỡ khu công nghiệp liên Triều đang bị đóng cửa ở Kaesong và hủy bỏ thỏa thuận quân sự năm 2018 mà hai miền bán đảo Triều Tiên đã ký để giảm căng thẳng xuyên biên giới.

Hình ảnh về những cuộc đoàn tụ ngắn ngủi đẫm nước mắt của các gia đình Triều Tiên bị li tán vẫn đang ám ảnh đất nước Hàn Quốc và nhiều người hi vọng rằng một ngày nào đó sự đoàn tụ sẽ mang lại niềm vui vĩnh cửu cho người dân hai miền.

Nước mắt trong những ngày đoàn tụ hiếm hoi này càng thôi thúc ước mơ thống nhất liên Triều, nhưng dường như việc biến ước mơ thành hiện thực còn cả một chặng đường dài… rất dài.

“Trông người lại ngẫm đến ta”. Nếu ngày đó 2 miền Bắc – Nam Việt Nam ta không thống nhất Nếu ngày đó, các bậc tiền nhân không quyết tâm đánh cho Mỹ cút,đánh cho ngụy nhào thì ngày hôm nay ắt hẳn chúng ta cũng rơi vào thảm cảnh như hai miền Triều Tiên.

Hôm nay chúng ta tự hào là công dân của một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Nước Việt Nam ta độc lập! Non sông gấm vóc Việt Nam ta thống nhất, toàn vẹn từ cao nguyên Ðồng Văn đến mũi Cà Mau, từ dãy núi rừng Trường Sơn hùng vĩ đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiên ngang trong sóng gió Biển Ðông! Ðất nước Việt Nam, do ông cha để lại, dọc ba miền Bắc-Trung-Nam liền một dải, đẹp đẽ vô cùng và thiêng liêng vô giá. Ðồng bào Việt Nam ta dù ở miền xuôi hay miền ngược, đang ở trong nước hay ở nước ngoài đều là đồng bào con Lạc, cháu Hồng, cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và giữ gìn vững chắc non sông gấm vóc của Tổ Quốc.


Đối với dân tộc Việt Nam, có được nền độc lập, tự do như ngày nay, nhân dân Việt Nam đã phải đánh đổi không biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu của đồng bào, chiến sĩ cả nước. Vì vậy, để góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi người chúng ta, dù làm gì, ở bất kỳ vị trí làm việc, công tác nào, cũng phải làm hết sức mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ, chức trách được giao, đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ðây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của mỗi chúng ta hôm nay trước tổ tiên và các thế hệ cha anh đi trước, như lời Bác Hồ dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Những bài học giữ nước của cha ông ta để lại là hết sức quý giá với chúng ta ngày nay. Những cảnh báo của nhà bác học Lê Quý Ðôn về những nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sỹ phu ngoảnh mặt” là điều mỗi chúng ta cần phải suy ngẫm; hay những lời nói của Quốc công Tiết chế Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn: phải biết chủ động “rút củi đáy nồi”, “phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” trong xử lý quan hệ với kẻ thù; “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”, xây dựng “quân đội một lòng như cha con thì mới dùng được”, “phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”… vẫn còn nguyên giá trị.

Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường của dân tộc, những bài học giữ nước của cha ông, bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất, nhân dân ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc do cha ông để lại để trao truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...