Vì sao Donald Trump lồng lộn trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Mỹ? Có phải chủ nghĩa xã hội đã thật sự có chỗ đứng tại Mỹ, và một nước Mỹ theo chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào?
Chỉ cách đây một thập kỷ, “chủ nghĩa xã hội” còn là từ bị coi thường trong chính trị Mỹ. Những tranh cãi về giá trị của nó hầu hết chỉ giới hạn trong các blog khó hiểu, các tạp chí chuyên sâu và các đảng chính trị ở bên kia Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gần đây, Bernie Sankders, Alexandria Ocasio-Cortez và nhiều chính trị gia khác đã thổi một luồng sinh khí mới vào danh từ này, bổ sung thêm vào các tranh cãi chính trị chính thống một tầm nhìn khác biệt cho nền kinh tế Mỹ. Trước khi hết một nửa nhiệm kỳ, các chính trị gia như Ocasio-Cortez, Rashida Tlaib của Michigans, James Thompson của Kansas đã tự hào xác nhận mình là thành viên của Các nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (Democratic Socialists of America – DSA), nhóm xã hội chủ nghĩa lớn nhất đất nước này với số thành viên tăng mạnh kể từ chiến dịch chạy đua vào Nhà trắng của Sanders năm 2016.
Đối với độc giả Fox News, đó là những cơn ác mộng, chưa kể những đảng viên Dân chủ thất thường còn sợ sự xa lánh của các cử tri vốn đã quen với chủ nghĩa tiệm tiến (incrementalism) thời hậu Lyndon B. Johnson của đảng này. Tuy vậy, theo một cuộc trưng cầu hồi tháng 8, lần đầu tiên kể từ khi viện nghiên cứu Gallup đặt vấn đề này, đã có nhiều đảng viên dân chủ chấp thuận chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản.
Có phải chủ nghĩa xã hội đã thật sự đến với nước Mỹ, và nó sẽ như thế nào? Tạp chí Politico Magazine đã mời các nhà văn, chuyên gia chính sách, chính trị gia xã hội chủ nghĩa cùng thảo luận. Các câu trả lời của khách mời cũng đa dạng như chính phong trào xã hội chủ nghĩa. Điều tốt nhất mà phong trào này đang phản ánh là những chân trời chính trị mở rộng trong một thế giới mới dũng cảm, thế giới thời hậu Donald Trump.
*
Nếu nó đủ tốt cho những Bắc Âu, nó cũng đủ tốt cho chúng ta – Matthew Bruenig, người sáng lập Dự án Chính sách của Nhân dân (People’s Policy Project), một viện cố vấn cấp tiến
Có một cách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Mỹ, đó là sao chép định chế kinh tế ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy. Các nước này là những nơi liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng toàn cầu về hạnh phúc, phát triển con người và sự thỏa mãn toàn diện. họ có những thị trường lao động mang tính tổ chức cao, các nhà nước phúc lợi chung và tỉ lệ sở hữu vốn tư bản công tương đối cao.
Để chuyển sang định hướng Bắc Âu, nước Mỹ nên thúc đẩy công đoàn hóa hàng loạt trong lực lượng lao động, gia tăng bảo vệ pháp lý trong các điều khoản trọng tài và cho phép công nhân giành được một số ghế trong ban quản trị doanh nghiệp công ty mà họ đang làm việc, như thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã đề nghị gần đây.
Nói về phúc lợi nhà nước, đất nước này nên xây dựng hệ thống bảo hiểm sức khỏe quốc gia, tương tự như đề nghị “Chăm sóc y khoa cho Tất cả” (Medicare for All) của một số đảng viên Dân chủ, kéo dài kỳ nghỉ thai sản của các bậc phụ huy tương lai, trợ cấp cho mỗi trẻ em trong mỗi gia đình 300 USD mỗi tháng, cung cấp miễn phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi mẫu giáo. Nước Mỹ cũng nên trợ cấp nhà ở cho những người thu nhập thấp và gia tăng phúc lợi tối thiểu cho những quan chức cao cấp về hưu, những người về hưu non vì không còn khả năng làm việc.
Để gia tăng quyền sở hữu công về tư bản, chính phủ nên thiết lập một quỹ của cải xã hội và từ từ lấp đầy quỹ này bằng các tài sản tư bản mua trên thị trường mở. Theo thời gian, lợi nhuận từ quỹ có thể được chia sẻ cho mọi người dân Mỹ như các khoản thanh toán chung, hoặc dùng làm doanh thu chính phủ tổng quát. Chính phủ nên xây dựng ít nhất 10 triệu đơn vị nhà ở xã hội thuộc sở hữu công dành cho nhiều mức thu nhập để gia tăng quyền sở hữu công và thúc đẩy sự gia tăng nguồn cung nhà ở tại các khu vực đô thị đắt đỏ có giới hạn mà nhiều người đang rất cần.
Nguồn: What Would a Socialist America Look Like? / Politico Magazine / 2018/09/03.
Nhận xét
Đăng nhận xét