Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện “giấy khen”

Mấy ngày hôm nay cộng đồng mạng xôn xao với 2 bức ảnh. Một là hình ảnh cậu bé cấp I không giấy khen duy nhất, ngồi tiu nghỉu trong một rừng các bạn khác. Hai là hình ảnh cậu học sinh vừa tốt nghiệp cấp III trường THPT Lê Duẩn, Tp Buôn Ma Thuột lần đầu được giấy khen đã “khoe với cả thế giới”.

Ý kiến trái chiều đủ cả. Có nhiều người thương cảm cho cậu học trò nhỏ này. Ok, tôi cũng thương cảm, và thấy cậu bé hơi tội nghiệp nữa. Nhưng khi những người này quay sang bỉ bôi bệnh thành tích của giáo dục Việt Nam, đổ lỗi cho “cái giấy khen”, họ còn cho rằng: Những đứa trẻ nhận giấy khen đều là “gà công nghiệp” và cậu bé không được giấy khen kia lại chính là “Tổng giám đốc đang ngồi nhìn nhân viên tương lai”, thì tôi thấy buồn cười.

Có giấy khen không đồng nghĩa với giỏi, và học giỏi không đồng nghĩa với thành đạt trong cuộc sống. Okie, cái này tôi đồng ý. Tôi xin kể với các bạn một ví dụ. Như người học giỏi nhất khóa tôi, thậm chí nhất trường nhất huyện, giấy khen các loại từ cấp làng đến cấp quốc gia đủ cả, thì giờ đây đang thất nghiệp, phải đi bán cafe dạo. Và một người được cho là thành đạt nhất khóa, tài sản có cả trăm tỷ thì năm xưa học lực chỉ ở mức trung bình.

Nhưng, người có giấy khen thường giỏi hơn người không có giấy khen, và người học giỏi là biểu hiện của trí tuệ tốt, và thường sẽ thành công hơn người học dốt.

Truyền thông cho chúng ta biết tới những Jack Ma, Jeff Bezos … tuy ngày xưa không học giỏi, nhưng giờ là những người giầu nhất thế giới. Và những người từng học rất giỏi chỉ đi làm thuê cho người khác thôi.

Cũng đúng, nhưng truyền thông không nói về nghị lực của Jack Ma cũng như trí tuệ của Jeff Bezos. Và cũng không nói đến hàng triệu những người ngày xưa học dốt (hoặc lười không chịu học) giờ đang lăn lưng vật lộn với cuộc sống.

Trí tuệ, cùng với tâm đức, theo tôi chính là tài sản đáng giá nhất của con người. Chỉ cần có trí tuệ, có nghị lực và một chút may mắn thì “nghèo thì lâu chứ giầu mấy chốc”.

Đừng vì người khác không có giấy khen hay điểm thấp và vội đánh giá họ. Giấy khen, suy cho cùng chỉ là biểu hiện của học lực, là dấu tích ghi nhận một quá trình chứ không thể hiện bản chất của học sinh.

Nhưng có giấy khen, là nên tự hào hãnh diện về nó chứ. Và việc xuất hiện của giấy khen nó chỉ là phần thưởng động viên khuyến khích quá trình học tập, nó có lỗi gì mà gán nó với bệnh thành tích.

Vào cuối mỗi năm học, nhà trường sẽ vinh danh những em học sinh khá giỏi bằng giấy khen. Đây là sự ghi nhận một quá trình, là minh chứng cho việc các em học sinh đã nỗ lực thế nào để có kết quả tốt trong suốt năm học. Ngược lại, có những em vì thành tích học tập chưa tốt nên không thể nhận giấy khen. Nếu là do các em đã cố gắng nhưng nội tại không đủ, hoặc không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn cần động viên, an ủi các em. Nhưng nếu do ỷ lại, lười biếng thì cần phải phê bình, thậm chí lên án để các em tỉnh ngộ.

Đây, nhìn cậu bé được giấy khen kia mang nó đi khoe khắp làng trên xóm dưới đi. Cậu ấy không phải đang khoe một cái giấy khen, cậu ấy đang khoe sự nỗ lực của bản thân đấy!

Truyền thông lên án bệnh thành tích là đúng, động viên những ai học dốt cũng vẫn đúng, nhưng việc “đổ lỗi” cho giấy khen và vô tình cổ vũ cho những em dốt do lười học thì là sai, thậm chí là ngu. Tôi tin rằng học giỏi sẽ dễ thành công hơn học dốt. Nhưng rất nhiều người hoặc ngộ độc truyền thông thổ tả, hoặc luôn vin vào đó để ngụy biện cho sự yếu kém và lười biếng của bản thân để tự AQ.

Thời buổi thông tin bùng nổ, rất nhiều người bị truyền thông dắt mũi khi được biết tới một vài trường hợp cá biệt thành công rồi vội nghĩ thế là đúng.

Ví dụ để lăng xê “giáo dục khai phóng”, khen ngợi “giáo dục Tây học” để tuyển sinh, để tăng học phí, truyền thông thổ tả liên tục đưa ra những trường hợp cá biệt rồi “khái quát hóa vội vã”, sau đó kết luận rằng “thói quen vâng lời sẽ làm thui chột sự phát triển/sáng tạo của trẻ”, và đề cao và lăng xê các phương pháp “giáo dục tự do, giáo dục khai phóng” … theo kiểu chủ nghĩa Tây học.

Thế rồi, chúng ta tin vào truyền thông kền kền, nghe theo những kiểu dạng “giáo dục khai phóng”, “dạy học kiểu Mỹ”, “dạy con kiểu Nhật”, “tự do phát triển cá nhân” … sẽ tạo ra những con người thành công hơn những phương pháp giáo dục truyền thống cổ truyền – nó tạo ra một hệ lụy khá lớn đó là người ta mất hàng đống tiền để con em mình theo học những thứ mà chưa biết liệu nó có phù hợp với văn hóa Á Đông hay không?

Trước kia, tôi nhớ mấy page CafeF, Bạn Biết Chưa đã từng đăng một nhận định: Những đứa trẻ hư, ngỗ ngược, học dốt lại dễ thành công hơn những đứa trẻ chăm ngoan, học giỏi, nề nếp. Để lý giải cho nhận định này, họ có đưa ra lập luận.

Trích: “Đứa trẻ ngoan sau này lớn lên lại gặp những vấn đề rất lớn trong cuộc sống trưởng thành, thường thường liên quan đến việc vâng lời quá mức, khô cứng, thiếu sáng tạo, hiếm khi được làm sếp và thành công tài chính và rất hay dằn vặt lương tâm, một sự tự đầy đọa bản thân có thể kích thích những suy nghĩ tự tử.

Và đứa trẻ hư thường đang bước trên con đường hướng đến sự trưởng thành lành mạnh, bao gồm khả năng chấp nhận thất bại, sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm của bản thân, dám làm phật lòng người khác, rất hay được làm ở những vị trí quản lý, thành công hơn nhiều những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình quá nề nếp, quy củ.” – Hết trích.

Đấy rõ ràng là kết luận hàm hồ, không một nghiên cứu, phân tích nào chỉ ra rằng: Trẻ ngoan sẽ khô cứng, trẻ hư sẽ sáng tạo cả. Cũng như không phải sự nguyên tắc – khô cứng nào cũng không tốt, hay như sự đột phá, sáng tạo nào cũng tốt đẹp đâu.

Cuộc sống trăm phương vạn nẻo, cuộc đời ngàn lối rẽ, thành công được hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cần nâng cao học vấn để dự đoán được chính – phụ hay tầm quan trọng của từng yếu tố đó. Nhưng không hẳn khả năng dự báo tương lai của bạn càng tốt (tầm nhìn càng tốt) thì bạn sẽ đánh giá tốt hơn vì một cái đúng trở nên sai bị chi phối bởi rất nhiều các khách quan khác mà bạn không thể kiểm soát nổi.

Ví dụ, người giỏi, nghị lực … thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn người bình thường. Những không phải người giỏi nào cũng sẽ thành công, cũng như không phải người bình thường sẽ không thành công. Cha ông ta có câu “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’ hàm ý việc đôi khi tính toán quá lại là bất lợi, và nó đã được nghiệm chứng bằng nhiều ví dụ thực tế.

Muốn chứng minh một kết luận mơ hồ, chưa có cơ sở khoa học (xã hội, tâm lý …) như thế này, đầu tiên chúng ta cần làm khảo sát. Hoặc là khảo sát cho toàn thể (điều tra tổng thể), hai là khảo sát có chọn mẫu: Độ tin cậy, Số lượng biến số, tính phổ quát và tính đại diện…

Không thể đi khảo sát ở một trường mẫu giáo, rồi kết luận học sinh Việt Nam không QHTD. Không thể chỉ khảo sát những Angela Phương Trinh, Elly Trần … rồi rút ra con gái ngực to thường dễ kiếm tiền tỷ. Không thể chỉ từ những ví dụ Mc Phan Anh, Ca sĩ Văn Mai Hương … mà rút ra kết luận giới nghệ sĩ đều không ăn thịt chó. Đại khái thế!

Cũng như, không chỉ qua vài trường hợp ngày nhỏ không học giỏi mà thành tỷ phú, rồi học giỏi mai này công chức quèn … rồi kết luận học giỏi chả để làm gì. Học, là quá trình rèn luyện tư duy và bồi dưỡng tri thức. Nó quan trọng lắm đấy!

Hãy cứ ngoan ngoãn, hiểu chuyện và vâng lời người lớn, tất nhiên trên chừng mực nào đấy thôi các bạn trẻ ạ. Nhưng cần không ngừng học tập để tích lũy kiến thức, tìm ra điều gì là phù hợp với bản thân mình thay vì máy móc nghe lời người lớn.

Các bạn trẻ ơi, kiến thức chính là cơ sở/nền tàng của tư duy, chỉ có không ngừng nâng cao học thức mới là biện pháp đúng đắn nuôi dưỡng năng lực phán đoán. Hãy tự tạo cho mình nền tảng kiến thức đúng đắn và khoa học, và tự học cách nhận thức/đánh giá trước bất cứ vấn đề nào được tiếp cận.

Cần học, học nữa, học mãi. Và học theo lời Darwin: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Ps: Thực ra, nhận dạng một kết luận hàm hồ không phải là một việc làm khó khăn với người có tri thức. Nhưng khổ nỗi, phần đông cộng đồng mạng đều thích thể hiện và nhanh nhảu quá, nói cách khác là cảm tính và phi logic. Đã cảm tính rồi, thì họ chỉ thích tin thứ họ muốn tin.

Bởi vậy, họ rất dễ bị đám lều báo, đám kền kền dắt mũi bằng lý lẽ ngụy biện. Những dạng kết luận phi logic nhưng đánh đúng vào “cảm tính số đông” này không dễ nhận dạng nếu người đọc thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N