Chuyển đến nội dung chính

Tại sao người nước ngoài không tin Việt Nam đã hết dịch?

“Dạo quanh các từ khóa cover K-pop trên Facebook hay Youtube, có một sự ngạc nhiên khá lớn từ Việt Nam. Ở quốc gia này, các nhóm nhạc cover đang hoạt động thực sự sôi nổi, họ nhảy giữa khu phố đi lại đông người, không một ai đeo khẩu trang. Đây là một minh chứng cho thành công chống dịch ở Việt Nam. Tôi đọc được một bài báo trên Reuters, họ đã chứng minh Việt Nam không hề giấu dịch, tôi không tin lắm, nhưng đúng là xem các bạn trẻ trình diễn, tôi đã tin luôn rồi”.

Có một câu nói đùa vui thế này tại một clip cover MV “How you like that” của nhóm nhạc đến từ K-pop là Blackpink: “Người nước ngoài thì không tin Việt Nam đã hết dịch và họ lo lắng về cách ly xã hội. Còn người Việt Nam thì chỉ chú ý đến tên nhóm nhảy là C.A.C?. Đại dịch đối với người Việt còn không thú vị bằng tên một nhóm nhảy. “.

Gần đây, Việt Nam chúng ta có lẽ đang trở thành một hiện tượng thích thú và kì lạ trên toàn cầu, một quốc gia chống dịch tốt, hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc gia và quốc tế, xuất hiện nhiều trên các trang báo lớn trên thế giới, từ The Washington Post đến The New York Times, từ Reuters đến BBC, từ CNBC đến The Guardian, từ CNN đến FOX, rồi AFP… Rõ ràng, bình thường nếu không có đại dịch, thì thực sự những bài viết về Việt Nam rất ít ỏi, nhưng tự dưng đại dịch đến, một thanh niên nào đó ở tận nơi đâu lại được vinh danh hết mực trong công tác chống dịch, điều đó có lạ lẫm không?

Phàm những cái gì tự dưng “có tiếng có miếng” trên các mặt báo, người ta cũng hay nghĩ ra nhiều thuyết âm mưu, rằng Việt Nam bỏ tiền ra mua các tờ báo này PR hay không? Rất nhiều người nước ngoài ngờ vực vào thuyết âm mưu này, thậm chí, một số người nước ngoài nói tiếng Việt cũng tích cực tuyên truyền rằng phía cộng sản Việt Nam bỏ tiền ra thuê các báo này viết, chỉ có Việt Nam mới mị dân. Họ nói rằng: “Ở nước ngoài, đâu có ai quan tâm đến Việt Nam làm gì đâu”.

“Báo chí nhắc đến Đài Loan như là một điểm sáng chống dịch, còn Đài Loan thì lại nhìn về Việt Nam” – Câu này mình đọc được ở đâu đó lâu rồi, không nhớ rõ nguồn. Nhưng phải thú thực một điều, khi nhìn vào các quốc gia được vinh danh trong cuộc chiến chống dịch, đó là Hàn Quốc, Đài Loan, Iceland, New Zealand, họ có những điểm chung là giàu có, phát triển, hệ thống y tế hiện đại, có vị trí tương đối cách biệt so với Trung Quốc. Người nước ngoài không tin rằng một quốc gia như Việt Nam – lúc trước dịch còn chẳng thấy có tin tức gì nhiều, lại đứng “chung mâm” cùng với những quốc gia ấy.


Một phần người nước ngoài không tin Việt Nam đã khống chế thành công dịch bệnh do Việt Nam là một quốc gia “liên quan” đến cộng sản.

Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng, trong con mắt của đông đảo bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia đang phát triển, còn nghèo đói. Và rõ ràng, từ suy nghĩ ấy, một phép luận đơn giản rõ ràng và tương đối hợp lý được đặt ra thế này, các quốc gia phát triển nhất thế giới đều đang gặp khó khăn vì đại dịch, tự dưng một ông Việt Nam nghèo thế, nhỏ thế, giáp Trung Quốc như vậy, lại chống dịch được thành công hay sao?

Nghi ngờ là việc tất nhiên, chỉ có hâm mới không nghi ngờ.

Thực tế là những biện pháp chống dịch tại Việt Nam đều là những biện pháp tương đối đơn giản, với tính cộng đồng cao cùng các cơ quan công quyền có trách nhiệm, chúng ta đã vượt qua đại dịch. Thực tế, các tờ báo lớn đều đã vạch ra các cách thức mà Việt Nam chống dịch, nhưng thực tế mỗi quốc gia có áp dụng được hay không lại là một chuyện xa xôi khác.

Hãy nhác ý xem, các quốc gia “cộng sản” hầu như đều bị nghi ngờ giấu dịch, từ Trung Quốc đến Triều Tiên, rồi cả Cuba nữa, may ra chỉ có người anh em Lào là không. Rất nhiều thuyết âm mưu được đặt ra, trên Reddit, người ta còn nghi ngờ việc Triều Tiên tử hình người nhiễm Covid-19 ở biên giới hay Trung Quốc xây bệnh viện dã chiến nhằm mục đích che giấu các nghĩa địa chôn những người bị nhiễm Covid-19 đã mất ở nước này. Thậm chí, người nước ngoài còn nghĩ rằng, việc ép buộc đeo khẩu trang và bắt giãn cách xã hội là vi phạm nhân quyền, tự do và chỉ có tụi cộng sản mới làm vậy.

“Khi các bạn coi Covid-19 là cúm mùa, dành thời gian để phân biệt chủng tộc, đập phá, thì người Việt bảo nhau đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội. Thậm chí, đến giờ, các bạn vẫn đang tranh cãi chuyện nên hay không nên đeo khẩu trang để ngăn chặn đại dịch, thì chúng tôi đã có thể nhảy nhót ở phố đi bộ, đi coi bóng đá, đi du lịch mà không cần bận tâm lo lắng nữa”.

Đã có quá nhiều tiền đề và minh chứng từ những làn sóng thứ 2, thứ 3, từ Bỉ, Úc đến Thụy Sĩ, rồi Hàn Quốc và Nhật Bản – những quốc gia vốn chống dịch rất tốt và rồi cũng lại bị “Shutdown” thêm một lần nữa. Trong khi đó, quãng thời gian từ lúc chấm dứt cách ly toàn xã hội tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại đã là gần 3 tháng trời. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chấm dứt hoàn toàn các ca nhiễm ở cộng đồng, không phải chịu các làn sóng dịch thứ 2, thứ 3, thứ n nào nữa, những bệnh nhân nghiêm trọng nhất đã được chữa khỏi và báo chí trong và ngoài nước đưa tin rất nhiều. Ngược lại, chúng ta còn chủ động đón người Việt từ nước ngoài trở về, cưu mang và chữa trị.

Đó cũng lại là một điều không tin được, kiểu như các quốc gia trên thế giới đều trải qua những quy luật chung, chỉ có thanh niên Việt Nam “một mình một kiểu”, như là một ngoại lệ thú vị nhưng cũng rất đáng tự hào.

Một người bạn ngoại quốc bình luận: “Cầu nguyện cho đất nước của tôi, Philippines, cũng được như các bạn”.

Người Việt Nam cũng mong vậy và có một điều đáng tự hào rằng, từ một quốc gia nghèo khó, người nước ngoài chỉ biết đến Việt Nam qua những cuộc chiến tranh, giờ đây, họ biết thêm rằng Việt Nam cũng chiến thắng trong một cuộc chiến khác, kẻ thù không phải là một quốc gia nào khác cả, mà là một kẻ thù chung của toàn nhân loại. Đó là đại dịch Covid-19.

Thật mừng, khi cuộc sống ở Việt Nam bây giờ lại là một niềm ao ước của một số bạn bè quốc tế ở những quốc gia khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N