Chuyển đến nội dung chính

Tình hình hiện tại ở Biển Đông và chính sách của Việt Nam

“Chúng tôi thấy rằng, với trật tự thế giới đang thay đổi, sự cạnh tranh giữa các trung tâm quyền lực hiện tại tiếp tục tăng cường và cuộc chiến giành quyền lãnh đạo trong tương lai cũng vậy. Thật không may, mối đe dọa do coronavirus gây ra đã không làm giảm những căng thẳng địa chính trị này, mà còn làm trầm trọng thêm chúng. Chúng tôi muốn nhắc lại rằng, theo quan điểm của chúng tôi, đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác bổ sung tăng tốc những thay đổi này”.

Tuyên bố nói trên, do Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov đưa ra, mô tả rất chính xác cách thức tình hình đang diễn ra ở Biển Đông. Và ngay cả trong quá trình lây lan coronavirus trên toàn thế giới, ở mức độ này hay mức độ khác, đã có tác động đến tất cả các quốc gia ven Biển Đông, tình hình trong khu vực đang trở nên biến động và căng thẳng hơn.

Hành động của Washington đặc biệt đáng báo động khi các tàu Hải quân Hoa Kỳ, với số lượng lớn, tập trung trên Biển Đông. Gần đây, rõ ràng với mục đích khiêu khích Trung Quốc, tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry đã được tăng cường vào khu vực. Họ đi cùng với tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Úc HMAS Parramatta.

Trong bối cảnh căng thẳng nảy sinh do cuộc đối đầu giữa hai cường quốc toàn cầu là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra ở Biển Đông, các chính sách mà Việt Nam, quốc gia có ảnh hưởng nhất trong khu vực, đang tuân theo và phản ứng của họ đối với các sự kiện đang diễn ra là điều có ảnh hưởng quan trọng nhất. Rốt cuộc, lập trường mà Việt Nam, với quân đội hùng mạnh của mình, sẽ có tác động đáng kể đến cách thức cuộc xung đột sẽ diễn ra và sẽ có ảnh hưởng quyết định liệu nó có dẫn đến một cuộc chiến toàn diện mới hay không.

Tuy nhiên, không thể so sánh sức mạnh của Hải quân Nhân dân Việt Nam với Hải quân Trung Quốc hay lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. Nhưng rõ ràng là Hà Nội chắc chắn có khả năng bảo vệ lợi ích của mình và gây ra những tổn thất đáng kể cho kẻ thù nếu một cuộc xung đột vũ trang xảy ra. Đối với chính sách liên quan đến cuộc đối đầu trên Biển Đông, lãnh đạo Việt Nam đã quyết định hành động có trách nhiệm, giữ gìn hòa bình và ổn định bằng cách cố gắng giải quyết cuộc đối đầu đang diễn ra chỉ bằng các biện pháp hòa bình.

Trên thực tế, đó là con đường được chọn làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của Việt Nam. Một khía cạnh quan trọng khác của chính sách đối ngoại của họ là Hà Nội sẵn sàng tranh thủ các đối tác ở xa để đối đầu với kẻ thù gần hơn, đó là một chiến lược đã có hiệu quả trong quá khứ. Trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, người đồng minh của Việt Nam từ xa là Liên Xô, mà sau này, vào năm 1979, đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Việt Nam. Hiện tại, thì Washington đang tìm cách hợp tác với quốc gia Đông Nam Á này, nơi họ đang tích cực thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực kinh tế và quốc phòng.

Tuy nhiên, Việt Nam hiểu rõ ràng cần có những giới hạn nhất định trong sự hợp tác đó, từ góc độ duy trì sự cân bằng quyền lực và lợi ích nhất định, đóng một vai trò quan trọng đối với sách lược của Hà Nội. Việt Nam cần phải thận trọng trong việc phát triển các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Rốt cuộc, Washington đã có khả năng lợi dụng tình hình hiện tại để tạo ra lợi thế cho mình, đặc biệt, bằng cách gây áp lực cho các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Washington trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Chính sách phức tạp của Việt Nam ở Biển Đông cũng đòi hỏi sự tham gia đầy đủ của các quốc gia thành viên ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) nhằm khuyến khích sự ổn định và giảm bớt biến động trong khu vực Biển Đông. Về vấn đề này, nhiều hy vọng được đặt vào việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong tương lai. Việc soạn thảo tài liệu này đã mất một thời gian dài, rõ ràng là do những khó khăn phức tạp gặp phải trong quá trình này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn ủng hộ việc hoàn thành và áp dụng nó.

Hà Nội coi việc hợp tác với các quốc gia hùng mạnh khác ở châu Á và trên thế giới là rất quan trọng, điều này cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông. Ở đây tôi đang đề cập đến Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Nga, những quốc gia mà Việt Nam hiện đang được hưởng mức độ hợp tác cao. Sự tham gia chính trị và kinh tế của các nước trên trong tình trạng Biển Đông hiện nay có thể thúc đẩy sự cân bằng hướng tới hòa bình và ổn định.

Như chúng ta có thể thấy, các chính sách của Việt Nam ở Biển Đông theo nhiều cách là nhằm mục đích quốc tế hóa cuộc xung đột và giải quyết nó thông qua sự hợp tác với các cường quốc khu vực và toàn cầu, cũng như các tổ chức quốc tế. Tất cả những nỗ lực này đang đóng một vai trò quyết định trong việc giữ gìn hòa bình và ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện nổ ra trong khu vực.

Không thể không khen ngợi sự sáng suốt của lãnh đạo Việt Nam vì sự kiên trì của họ khi tiếp tục đi theo con đường hướng tới hòa bình bất chấp mọi thách thức, như áp lực từ bên trong và khiêu khích từ bên ngoài. Các nguyên tắc chính của chính sách này được thể hiện trong nhiều tài liệu. Chúng được mô tả rất chi tiết trong tuyên bố chung nổi tiếng, ban hành vào cuối chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nga vào tháng 9 năm 2018.

Theo tài liệu này, cả hai bên đã thống nhất trong sự tin tưởng chung rằng mọi tranh chấp, bao gồm cả lãnh thổ, biên giới của Việt Nam và các quốc gia khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều phải được giải quyết một cách hòa bình mà không dùng đến vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, kể cả bằng cách thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để hỗ trợ hòa bình và ổn định cũng như hàng hải và an toàn trên biển.

Tuyên bố chung cũng nói rằng Nga và Việt Nam đống tình và ủng hộ việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, và khẳng định ủng hộ việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử này của các bên một cách hợp pháp với các tài liệu ràng buộc.

Kể từ khi công bố tuyên bố, nhiều sự kiện xảy ra đã làm tăng đáng kể sự biến động ở Biển Đông và có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột toàn diện, đôi khi, dường như không thể tránh khỏi đã xảy ra trong khu vực.

Mặc dù phải đối mặt với những thách thức khó khăn nhất, giới lãnh đạo Việt Nam đã cố gắng tuân thủ chính sách cốt lõi của mình là thúc đẩy hòa bình và ổn định, từ đó thể hiện cam kết đầy đủ của họ trong việc ngăn chặn xung đột, giảm căng thẳng và tìm ra giải pháp cho các tranh chấp hiện có. Lập trường như vậy đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những nước bảo đảm hòa bình và ổn định hiện nay ở khu vực Biển Đông.

(Tác giả: Dmitry Mosyakov, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ngô Mạnh Hùng dịch từ bản tiếng Anh trên tạp chí Triển vọng phương Đông)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N