76% người Công Giáo ở Hoa Kỳ/Châu Âu đã bỏ đạo: Số người rời bỏ tôn giáo ngày càng đông. Các bạn quan tâm có thể vào link sau để xem thống kê của PEW: https://www.pewforum.org/2008/02/01/u-s-religious-landscape-survey-religious-affiliation/
(Those Americans who are unaffiliated with
any particular religion have seen the greatest growth in numbers as a result of
changes in affiliation, Catholicism has experienced the greatest net losses as
a result of affiliation changes. While nearly one-in-three Americans (31%) were
raised in the Catholic faith, today fewer than one-in-four (24%) describe
themselves as Catholic).
Ngay cả
những Chính Địa của Công Giáo La Mã như Ý, Ái Nhĩ Lan, nơi mà việc duy trì tín
ngưỡng như là một thứ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, số người đi lễ
Nhà Thờ đang trên đà sút giảm. Trả lời những câu hỏi về việc đi dự lễ nhà thờ
thường xuyên, dân các quốc gia sau đây trả lời:
– Đức :14,7%
(1991) xuống còn 7% (1998)
– Na Uy :
4,6% năm (1991) xuống còn 4,1% năm (1998)
– Ý : 41,4%
(1991) xuống còn 29,4% (1998)
– Ái Nhĩ Lan
: 65,1% (1991) xuống còn 63,2% (1998)
– Pháp: chỉ
có 3-4% người dân Paris đi lễ đều đặn 1998.
– Anh quốc :
89% không đi nhà thờ đều đặn năm 1995, con số này tăng 99% năm 1999.
– Thụy Điển:
85% ở trong các tổ chức nhà thờ, nhưng chưa đến 50% tin có đời sau.
Tuần báo
NEWSWEEK chú thích: “Các tin trên đây được trích dẫn từ bản so sánh các quốc
gia trên thế giới trong chương trình nghiên cứu xã hội do tổ chức National
Secular Society, văn phòng của Tổng Giám Mục tại Paris, Pháp thực hiện’.
Xem chi
tiết, có cả thống kê số người Công giáo (Katholische Kirche ) và Tin Lành (Ev.
Kirche) ở Germany bỏ đạo từ năm 1970 -2010 ở
đây: http://www.kirchenaustritt.de/statistik/
Còn dưới đây
là phản ánh của VOA:
Các giáo hội
Thiên chúa giáo ở châu Âu đang chứng kiến những đợt tín đồ Công giáo và Tin
lành xin rút tên ra khỏi sổ rửa tội hoặc sổ đăng ký lễ Báp-têm ngày càng tăng.
Thông tín viên VOA Lisa Bryant từ Paris cho biết hiện tượng này phản ánh tình
hình các xã hội châu Âu, có truyền thống Thiên chúa giáo, đang chuyển sang tính
thế tục nhiều hơn.
Các nhà thờ
tại Pháp và các nơi khác ở châu Âu đang gặp cảnh số tín đồ giảm sút, một xu
hướng không phải chỉ được thể hiện bằng các hàng ghế trống trong nhà thờ, mà
còn bằng sự giảm mạnh các buổi lễ mà người Công giáo gọi là lễ rửa tội, còn
người Tin lành gọi là lễ Báp-têm.
Hiện tượng
mới nhất, là cả các tín đồ Công giáo lẫn Tin lành đều xin xóa tên của mình khỏi
các tài liệu chứng nhận đã rửa tội hoặc có lễ Báp-têm. Không có các con số
thống kê chính thức, nhưng các chuyên viên và các nhà hoạt động nói con số
những người thuộc thành phần này lên đến hàng chục ngàn người. Những trang mạng
sẵn sàng cấp chứng nhận đã xóa sổ rửa tội hoặc xóa lễ Báp-têm mọc lên như nấm,
dù đây chỉ là những chứng từ không chính thức.
Bà Anne
Morelli, người đứng đầu một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục tại trường
đại học Free ở Brussels cho biết: “Xin xóa sổ chính thức và không chính thức
đang xảy ra trên toàn châu Âu. Con số này tăng lên trong năm 2011, đặc biệt là
tại Hà Lan, Đức, Bỉ và Austria. Việc này phản ánh sự bất bình của công chúng
đối với những vụ tai tiếng về tình dục trẻ em tại những nhà thờ ở các nước
này”.
Cách đây một
thập niên, Hội Thế tục Quốc gia của bà Terry Sanderson công bố trên trang mạng
của hội một chứng chỉ “hủy bỏ lễ Báp-têm” để mọi người có thể tải xuống sử
dụng. Cho đến nay có hơn 100.000 người đã làm việc này. Bà nói: “Lúc đầu chỉ là
một trò đùa, nhưng hiện nay việc này đã có một ý nghĩa mới vì có quá nhiều
người nôn nóng muốn rời khỏi nhà thờ nên họ xem việc này như là một điều nghiêm
chỉnh, họ muốn có phương cách để giúp họ từ bỏ nhà thờ một cách chính thức, và
thông thường nhà thờ sẽ không công nhận mong ước của họ”.
Một số người
Công giáo chống lại lập trường bảo thủ của Giáo hội về những vấn đề như phá
thai, đồng tính luyến ái, và tu sĩ lập gia đình. Những tín đồ Thiên chúa giáo
khác cắt đứt quan hệ với nhà thờ bằng quyết định hợp pháp là không trả thuế của
quốc gia cho nhà thờ, thay vì bằng cách hủy bỏ lễ Báp-têm. Đó là trường hợp của
nước Đức, nơi có 181.000 người Công giáo tách rời khỏi nhà thờ trong năm 2011,
một con số kỷ lục.
Tại Pháp,
ông Rene Lebouvier, 71 tuổi, đã quyết định từ bỏ nhà thờ cách đây cả chục năm.
Ông cho biết: “Tôi đã đi kiện để tên tôi được xóa khỏi sổ rửa tội một cách hợp
pháp. Tháng 10 năm ngoái, một toà án sơ thẩm tại Normandy ra quyết định có lợi
cho tôi, nhưng vị giám mục ở đó đã kháng cáo bản án này”.
Giáo sư về
tôn giáo Philippe Portier tại Paris nói không có nhiều người Pháp xin xóa tên
khỏi sổ rửa tội, nhưng trường hợp của ông Lebouvier có thể tạo ra một tiền lệ
pháp lý. Giáo sư Portier nói: “Đây sẽ là lần đầu tiên tại châu Âu và đặc biệt
tại Pháp, nhà thờ bị buộc phải xoá tên khỏi sổ rửa tội cho những giáo dân bây
giờ không muốn được xem là giáo dân nữa. Tôi nghĩ là toà phúc thẩm sẽ phán quyết
có lợi cho ông Lebouvier”.
Giáo hội
Công giáo Pháp sẽ không bình luận về vụ án này. Tuy nhiên. ông Bernard Podvin,
Phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Pháp nói: “Quan điểm của giáo hội đối với
việc xin xóa sổ rửa tội là thận trọng và mong muốn có đối thoại. Hiện tượng này
không nên thổi phồng lên”. Điều làm giáo hội Pháp lo ngại hơn nữa, là số người
chịu phép rửa tội đang giảm sút. Theo thống kê của giáo hội, chỉ có 1 trong 3
trẻ em Pháp chịu phép rửa tội, so với 90% cách đây 50 năm.
Câu hỏi đặt
ra: ĐIỀU GÌ KHIẾN DÂN ÂU – MỸ LŨ LƯỢT BỎ THIÊN CHÚA GIÁO?
Còn ở Việt
Nam chắc ai cũng biết, đạo công giáo du nhập vào là để phục vụ cho mục tiêu xâm
lược, thôn tính thuộc địa của Pháp thời nhà Nguyễn. Dù là vậy, thời gian qua
Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tạo điều kiện cho giáo dân tự do tín ngưỡng
“kính chúa, yêu nước”, “sống phúc âm, tốt đời đẹp đạo”, công giáo đã trở thành
1 trong 3 tôn giáo lớn nhất nước. Tuy nhiên, một số kẻ như Hợp, Nam, Phong,
Thục, Tân… lại lợi dụng cái áo linh mục để xuyên tạc, kích động chống phá đất
nước, chính họ sẽ tự phá nát đức tin vào thiên chúa, bởi người dân ngày càng
nhận rõ bộ xấu xa của đám chủ chăn và nhiều người đang phẫn nộ với chính những
gì mà đám “đệ tử của Chúa” đã làm và đang làm với đất nước Việt Nam./.
Nhận xét
Đăng nhận xét