Chuyển đến nội dung chính

Mất thần tượng không sao nhưng mất nước là mất hết

 

Sắp tới đây, một bộ phận người hâm mộ bộ phim Lấy Danh Nghĩa Người Nhà (LDNNN) tại Việt Nam sẽ tổ chức quyên góp tiền trong cộng đồng nhằm mục đích mua quà tặng cho các diễn viên trong phim. Ngoài ra, một phần tiền thu được sẽ nhằm mục đích quảng bá bộ phim trên các màn hình chiếu tại các trung tâm thương mại, siêu thị… này tại Việt Nam. Được biết, mục tiêu quyên góp lần này vào khoảng 300 triệu đồng.

Cần biết rằng, bộ ba diễn viên chính của bộ phim này từng có những dòng trạng thái chia sẻ về “đường lưỡi bò” – tức là tuyên truyền về những yêu sách vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông, trực tiếp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Ngoài việc quyên tiền ủng hộ, những người hâm mộ tựa phim này còn tạo ra một trào lưu nhận các diễn viên chính trong phim làm vợ, làm chồng và bình luận rằng sẵn sàng nhập quốc tịch Trung Quốc để làm những điều đó. Mình không biết là lời nói đùa hay là lời nói thật, khi mà họ sẵn sàng nói rằng “chia sẻ lưỡi bò không sao, đẹp trai thì sẽ được tha thứ”.

Những người hâm mộ này biện hộ rằng các diễn viên bị “bắt ép” phải chia sẻ nếu không sẽ bị “phong sát” – tức là bị cấm hoạt động, bị tẩy chay. Vấn đề là như thế này, việc “bắt ép” hay không thì đều là lựa chọn của họ, việc họ chọn chia sẻ những yêu sách về đường lưỡi bò tức là đã dung túng cho những sai phạm của nước họ và không thèm quan tâm đến người hâm mộ Việt Nam. Và mình xin nói thẳng, chẳng có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy việc họ bị bắt ép cả, nếu có thì hãy trưng ra bằng chứng, chứ đừng ngụy biện bằng lòng thương hại.

Chính diễn viên Dương Tử từng đăng bài tuyên bố “sẽ hạ sát bất cứ ai xâ.m phạm chủ quyền Trung Quốc”. Vậy nếu một ngày, hai quốc gia xảy ra chiến tranh, chính những người mà các bạn thần tượng sẽ sẵn sàng nã súng vào các bạn bất chấp các bạn đã từng ủng hộ tiền bạc, công sức… cho họ. Đứng trước hành vi xâm phạm chủ quyền, các bạn sẽ làm gì? Cầm súng bắn lại thần tượng để cứu quốc hay là đầu hàng, nhập tịch rồi tiếp tục sự hâm mộ bất chấp liêm sỉ? – Mình dám chắc là sẽ có không ít người chọn giải pháp thứ hai.

Tại sao không tẩy chay kinh tế Trung Quốc trước khi tẩy chay phim Trung Quốc? Ví dụ như đừng mua hàng hóa Trung Quốc chẳng hạn. Kinh tế là mối quan hệ hai chiều, tôi bỏ tiền còn anh giao hàng, chẳng có bất cứ điều gì ban phát miễn phí ở đây. Và chắc chắn rằng, bất cứ hàng hóa nào trên thế giới tuyên truyền về đường lưỡi bò đều phi pháp tại Việt Nam. Năm 2016, Việt Nam từ chối đóng dấu vào các hộ chiếu đường lưỡi bò, công dân Trung Quốc sẽ được cấp thị thực riêng. Năm 2019, một số siêu thị bày bán quả cầu địa lý có hình lưỡi bò đều bị phạt nặng. Cũng năm 2019, một chương trình từ thiện có mặt Thành Long cũng bị hủy do diễn viên này có những chia sẻ và lời lẽ ủng hộ chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông. Rõ ràng, ngay tại mặt trận kinh tế, chúng ta cũng đang có những biện pháp đấu tranh. Và đấu tranh thì phải khôn khéo và đúng đối tượng, chứ không phải đấu tranh theo kiểu triệt để, tẩy chay mọi hàng hóa Trung Quốc ở mọi lúc mọi nơi như các bạn Mị Châu phản bác.

Chính trị thì có tách rời văn hóa, nghệ thuật không?

Chính chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận. Từ lâu, Trung Quốc đã sử dụng phim ảnh, ca nhạc để truyền bá tư tưởng dân tộc bá quyền ra bên ngoài. Những bộ phim như Người Tuyết, Điệp Vụ Biển Đỏ… đã xuất hiện những hình ảnh về đường lưỡi bò, họ dùng những bộ phim ấy để tuyên truyền về chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông. Và mỗi người Việt xem những bộ phim ấy, có thể sẽ không nhận ra ngay việc lồng ghép, nhưng rồi dần dần, những ấn phẩm ấy sẽ xuất hiện nhiều hơn, chúng ta sẽ dễ dãi hơn, cứ cho qua, rồi luôn nghĩ rằng xem cho vui chứ không quan đếm chủ quyền. Và “mưa dầm thấm lâu”, một ngày trong tương lai, có khi trong não chúng ta mặc định thừa nhận đường lưỡi bò.

Văn hóa, nghệ thuật là một quân bài để đồng hóa dân tộc. Bằng chứng là xuất hiện ngày càng nhiều những Mị Châu, những người luôn ra sức biện hộ, bênh vực cho các diễn viên, ca sĩ Trung Quốc rằng “họ bị ép”, nuôi mộng nhập tịch Trung Quốc để ủng hộ thần tượng. Thậm chí có nhiều người chỉ vì mê phim ảnh, mê nhạc mà sẵn sàng quyên góp, hỗ trợ cho những người “đái” vào chủ quyền Việt Nam.

Trong những năm tháng đã qua của lịch sử, Trung Quốc từng tiến hành đồng hóa Việt Nam thông qua việc truyền bá văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của Trung Quốc vào Việt Nam. Ngoài ra, những gì mang dấu ấn Việt Nam như là tín ngưỡng, lịch sử Việt Nam, sách vở, ấn phẩm hay những thành tựu khác…đều bị đốt sạch, cướp sạch, phá sạch. Nhưng thật may cha ông ta đã gìn giữ được bất chấp bao nhiêu khó khăn, văn hóa Việt Nam chưa bao giờ trở thành một phần của văn hóa Trung Quốc. Vậy mà bây giờ, lại có những Mị Châu cho rằng văn hóa và nghệ thuật chẳng hề liên quan đến chủ quyền dân tộc.

Cuối năm 2019, Siwon Bar – hội những người hâm mộ Siwon tại Trung Quốc tuyên bố đóng cửa vì thành viên nhóm nhạc Super Junior có “thích” bài đăng ủng hộ người b.iể.u t.ìn.h Hong Kong. Trong bài đăng đóng cửa, người hâm mộ Trung Quốc ghi rõ ràng: “Đặc biệt về lòng yêu nước, chúng ta không thể có bất kỳ một sự nhượng bộ nào. Trước mặt quốc gia, tuyệt đối không có thần tượng gì cả”.

Không ai c.ấm xem phim, không ai cấ.m thần tượng. Nhưng xem phim vì giải trí, thần tượng vì đam mê. Chứ đừng mu muội và m.ù qu.áng. Đừng vì thần tượng mà vứt đi lòng yêu nước, vứt bỏ đi liêm sỉ quốc gia để mà ra sức bảo vệ thần tượng.

Nhưng một bộ phận người hâm mộ Việt Nam, có vẻ như quyết tâm cho việc đặt Tổ Quốc ở bên dưới chân, còn thần tượng thì ở trên đầu.

 

Về việc quyên góp, mình nhận được những bằng chứng của dự án quyên góp này từ một thành viên trong ban quản trị của một nhóm hâm mộ phim Hoa Ngữ có khoảng trên 40 ngàn thành viên. Nhóm Hoa Ngữ này cũng sở hữu một trang phim hoa ngữ có hơn 60 ngàn lượt thích.

Hiện nay dự án quyên góp đã được duyệt qua kế hoạch là thu hút 300 củ khoai sẽ dùng cho hai mục đích, gửi quà tặng và tuyên truyền phim tại Việt Nam. Hiện nay đã thu được 80 củ từ chính các thành viên BQT. Việc gửi quà tặng sẽ thông qua các admin các trang Weibo của người hâm mộ các diễn viên này.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...