Mới đây, trang
mạng russian7.ru đăng bài phân tích lý do sụp đổ của Liên Xô, xin trân trọng
giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Tháng 12/1991, thỏa thuận về
việc thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập đã được ký kết tại Belovezhskaya
Pushcha (Belarus). Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết đã biến mất mà
không thể kéo dài thêm 1 năm để kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập siêu cường
một thời này.
Vì giá dầu giảm
Một trong những “trụ cột
chính” của Liên Xô trong những năm 1970-1980 là dầu Urals: chẳng hạn,
trong giai đoạn thịnh vượng, chỉ năm 1978, xuất khẩu dầu đã thu về 5,5 tỷ USD
trong tổng kim ngạch xuất khẩu thương mại của Liên Xô 13,2 tỷ USD.
Hầu hết người dân Liên Xô
thậm chí không nghi ngờ rằng dầu của Liên Xô có giá và có tên riêng.
Nhưng tất cả các thương nhân
thế giới và các chính trị gia Mỹ đều biết về điều đó, những người đã làm mọi
cách để hạ giá dầu.
Khác với dầu thô Brent của Ả
Rập và Na Uy, chi phí khai thác dầu của Liên Xô khá cao – khoảng 5 USD, vì vậy
để có lợi nhuận giá bán dầu Urals ít nhất phải là 10 USD. Năm 1986, thông qua
thao túng thị trường, dầu đã giảm xuống dưới 10 USD và Liên Xô bị rơi vào thế
khó.
Vì thua trong cuộc
chiến thông tin
Trong gần 60 năm tồn tại,
Liên Xô đã không tạo được hình ảnh tích cực trong lòng công dân của hầu hết các
nước phương Tây. Bộ máy tuyên truyền của Liên Xô hoạt động theo cách thức khá
cứng nhắc và thô sơ.
Liên Xô đã không thuyết phục
được đa số các quốc gia rằng chính cường quốc này đóng vai trò quyết định trong
chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Vì vậy, trong thế giới Anglo-Saxon, mọi người
đều chắc chắn rằng Mỹ và Anh đã thắng trong cuộc chiến.
Vì đã bắt đầu chiến
dịch chống rượu
Nhưng ngay cả những nơi hình
ảnh của Liên Xô được cho là tích cực, các nhà tuyên truyền của Liên Xô vẫn
không giữ được thế thượng phong.
Ví dụ, Liên Xô đã không thể
làm được bất cứ điều gì trước chiến dịch cứng rắn chống cộng (thực chất là
chống Liên Xô) mà chính phủ Mỹ phát động vào cuối những năm 1940 ở Mỹ và một số
nước châu Âu. Kết quả là các chính phủ có cảm tình với Liên Xô ở Pháp, Ý và Hy
Lạp phải ra đi mà không nhận được sự hỗ trợ tâm lý thích đáng.
Đến năm 1984, mức độ tiêu thụ
rượu ở Liên Xô đã vượt quá 14 lít nguyên chất trên đầu người. Điều này buộc
giới lãnh đạo Liên Xô phải có những biện pháp nghiêm túc để đất nước không bị
“say”.
Tháng 5/1985, một chiến dịch
chống rượu chưa từng có đã được phát động – giá rượu vodka tăng gần gấp đôi,
những vườn nho đặc sản truyền thống bị cắt giảm, và việc sản xuất rượu và các
sản phẩm vodka bị giảm một cách có chỉ đạo.
Nhà nước đã tự nguyện từ bỏ
một nguồn thu nhập quan trọng, mà việc bán rượu đã có từ thời Stalin. Nhưng
ngay sau đó, giá dầu và khí đốt, vốn chiếm gần 60% tổng thu ngân sách của Liên
Xô, tụt giảm thảm hại, và “tấm đệm tài chính” là doanh thu từ việc xuất khẩu
dầu và bán rượu vodka trên thị trường nội địa đã không còn.
Liên Xô rơi vào tình trạng
sụp đổ kinh tế. Nhưng cái chính là vì chống rượu chè, chính quyền đã đánh mất
lòng tin nơi người dân, và phải trả giá vào năm 1991.
Vì KGB có quá nhiều
ảnh hưởng
Kể từ giữa những năm 70, Ủy
ban An ninh Nhà nước (KGB) Liên Xô bắt đầu thực hiện vai trò của nhà nước trong
một nhà nước.
Ủy ban này thực sự trở thành
một cơ cấu kinh tế không được kiểm soát với tầm ảnh hưởng rất mạnh và rộng. KGB
có lợi ích trên toàn thế giới và những lợi ích của Ủy ban này không phải lúc
nào cũng trùng khớp với lợi ích của nhà nước.
Vì đất nước được cai
trị bởi những người già
Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ
đại, Liên Xô đã mất các thế hệ 1920-1923 – những thế hệ lẽ ra phải đóng vai trò
quyết định trong việc điều hành đất nước vào những năm 80. Đã có một bước nhảy
vọt nhiều thế hệ; Bộ chính trị đã bị già đi, các chính trị gia của cơ cấu mới
còn quá trẻ để điều hành đất nước.
Vì đã gửi quân đến
Afganistan
Năm 1979, để ngăn chặn sự
phát triển của một cuộc nội chiến ở nước láng giềng Afghanistan, ban lãnh đạo
Liên Xô đã điều động một đội quân hạn chế tới nước này. Điều này đã gây ra phản
ứng dữ dội ở phương Tây.
Đặc biệt, để phản đối, Mỹ và
một số nước khác đã tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Moscow, diễn ra vào năm 1980.
Hai thập kỷ sau, khi Liên Xô
không còn trên bản đồ thế giới, các lực lượng đặc biệt của Mỹ thừa nhận rằng họ
đóng một vai trò quan trọng trong việc lôi kéo Liên Xô vào cuộc xung đột quân
sự.
Trong hồi ký của mình, cựu
Giám đốc CIA thừa nhận người Mỹ đã bắt đầu cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự
cho phiến quân ở Afghanistan ngay trước khi quân đội Liên Xô tiến vào, kích
động quyết định của giới lãnh đạo Liên Xô.
Tình hình càng trở nên trầm
trọng hơn do giá dầu giảm. Hàng năm, Liên Xô đã phải chi khoảng 2-3 tỷ USD cho
cuộc chiến ở Afghanistan. Liên Xô có thể cáng đáng được chi phí đó vào thời
điểm giá dầu cao nhất, vào những năm 1979-1980.
Tuy nhiên, trong khoảng thời
gian từ tháng 11/1980 đến tháng 6/1986, giá dầu đã giảm gần 6 lần. Tham gia vào
cuộc xung đột ở Afghanistan đã trở thành một “thú vui” quá đắt đỏ đối với nền
kinh tế tiều tụy Liên Xô.
Vì không có đồng minh
đáng giá
Liên Xô đã chi nhiều tỷ USD
cho các “đồng minh” của mình. Tuy nhiên, cuộc tranh giành ảnh hưởng với Mỹ trên
mọi “tế bào của địa cầu” đã kết thúc trong tủi hổ.
Ngay sau khi Liên Xô và sau
đó là Liên bang Nga ngừng tài trợ, phong trào “cách mạng cộng sản” ở các quốc
gia mà cường quốc này muốn gây ảnh hưởng, hoặc sụp đổ hoàn toàn, hoặc mang màu
sắc “phi cộng sản”.
Trên thực tế, Liên Xô không có “bạn bè” thực sự. Ban lãnh đạo
Liên Xô buộc phải thương lượng với người Mỹ và buộc phải có những nhượng bộ
chính trị quan trọng.
Tuy nhiên, ngay cả điều đó
cũng không thể cứu Liên bang Xô viết khỏi sụp đỗ. Ngày 25/12/1991, Gorbachov –
Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô – chính thức từ chức.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ
George W. Bush đã đưa ra một tuyên bố vạch rõ ranh giới trong cuộc đối đầu lớn
giữa Liên Xô và Mỹ:
“Hoa Kỳ hoan nghênh sự
lựa chọn lịch sử ủng hộ tự do của các quốc gia mới của Cộng đồng các Quốc gia
Độc lập. Bất chấp tiềm ẩn bất ổn và hỗn loạn, những sự kiện này rõ ràng phù hợp
lợi ích của chúng ta”.
Nhận xét
Đăng nhận xét