Chuyển đến nội dung chính

Những người Hàn Quốc miệt thị nhạc Việt

Đó giống như là một bản nhái của Burn The Stage: The Movie vậy. Bộ phim cũng nói về một hành trình âm nhạc, những chuyến lưu diễn ở khắp mọi nơi, cách đặt tên cũng từa tựa nhau… Tôi có cảm giác như cậu ca sĩ này đang cố tạo ra một tác phẩm giống như của BTS vậy, cũng có thể là cậu ca sĩ này đã ăn cắp ý tưởng từ BTS.”

Đó là phản ứng một cư dân mạng Hàn Quốc tại trang DCInside – một diễn đàn khá nổi tiếng ở Hàn Quốc, khi diễn đàn này đưa tin tác phẩm tài liệu âm nhạc Sky Tour: The Movie của Sơn Tùng M-TP được đề xuất và leo lên danh sách những tác phẩm được xem nhiều nhất Netflix Hàn Quốc.

Sau khi “oanh tạc” phòng vé Việt Nam, Sky Tour: The Movie trở thành tác phẩm tài liệu âm nhạc đầu tiên của Việt Nam được Netflix mua bản quyền trình chiếu tới hơn 190 quốc gia. Đây cũng là tác phẩm tài liêu âm nhạc độc lập thứ 2 của châu Á có mặt trên nền tảng này sau ban nhạc đình đám Nhật Bản là Arashi.

Tại Hàn Quốc, bộ phim được quảng bá khá tốt khi có poster riêng, có phụ đề Hàn Quốc… và những gì mà Sky Tour: The Movie đã làm được khá là đáng nể khi có thời điểm có mặt trong top trending của Netflix tại Hàn Quốc.

Điều này, có lẽ làm một số người hâm mộ Hàn Quốc “nóng mặt”. Họ cho rằng Sky Tour: The Movie đạo ý tưởng từ hai bộ phim tài liệu đình đám của nhóm nhạc BTS là Burn The Stage: The Movie và Bring The Soul: The Movie.

Có lẽ cũng chính vì sự thành công của Sky Tour: The Movie tại Hàn Quốc nên nhiều bài hát cũ của Sơn Tùng M-TP cũng được cư dân mạng Hàn Quốc “đào” lại, tiêu biểu nhất cần phải kể đến đó là tác phẩm Hãy Trao Cho Anh.

Cách đây ít ngày đã diễn ra một “làn sóng” cư dân mạng Hàn Quốc tràn vào tác phẩm này và miệt thị cá nhân Sơn Tùng M-TP nói riêng, nền âm nhạc Việt Nam nói chung. Và không dừng lại với những bình luận về âm nhạc, một số người Hàn Quốc còn có thái độ châm chọc Việt Nam ở các khía cạnh như lịch sử, văn hóa, chính trị và kinh tế.

Tại trang DCInside, cũng có rất nhiều bình luận mang hàm ý miệt thị Sơn Tùng M-TP và Việt Nam. Họ cho rằng Sơn Tùng M-TP đạo nhái phong cách của G-Dragon và họ gọi Sơn Tùng M-TP là V-Dragon. Thậm chí, những người này còn cho rằng ca sĩ gốc Thái Bình cần phải vui mừng khi được đem so sánh với G-Dragon.

Ngoài ra, những người này còn mang chiều cao của Sơn Tùng M-TP ra để miệt thị, họ nói rằng Sơn Tùng M-TP quá lùn để làm ca sĩ. Có ý khác nói rằng Sơn Tùng M-TP đang cố học theo trào lưu hợp tác với các ngôi sao trên thế giới như các ngôi sao K-pop nhưng do Sơn Tùng M-TP đến từ một quốc gia “nghèo đói và đang phát triển” nên không đủ tiền và tầm ảnh hưởng để mời những ngôi sao hạng A. Cùng với đó, họ chê bai rằng Snoop Dogg đã hết thời.

Ngoài việc nói về cá nhân Sơn Tùng M-TP, những người này còn có những định kiến rất thiển cận về Việt Nam. Từ trên Youtube đến Ruliweb, từ Naver đến DCInside, những bình luận xấu xí về Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều. Cần phải biết rằng, cộng đồng mạng Việt Nam tuy đông và hung hãn thật, nhưng gần như chẳng bao giờ gây chiến với các cộng đồng mạng ở các quốc gia khác một cách vô lý.

Cũng giống như ngoài đời, Việt Nam trung lập, bày tỏ quan ngại và chỉ lên tiếng khi có những vấn đề gì ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, cộng đồng mạng Hàn Quốc thì khác. Trong thời gian qua, cộng đồng mạng Hàn Quốc đã có nhiều “trận thánh chiến” với cộng đồng mạng các quốc gia khác và họ đều là những người chủ động tấn công.

Với cộng đồng mạng Nhật Bản, đó là cuộc thánh chiến vì bộ sách giáo khoa của Hàn Quốc được phát hành đầu năm 2020. Bộ sách giáo khoa này nói rằng Nhật Bản cần phải bồi thường cho Hàn Quốc vì những gì đã gây ra trong chiến tranh nhưng người Nhật Bản cho rằng họ đã bồi thường đúng và đủ.

Người Hàn Quốc còn tiến hành chia sẻ rộng rãi bức ảnh mà một người Nhật Bản quỳ trước mặt một người phụ nữ Hàn Quốc – điều khiến cộng đồng mạng Nhật Bản phẫn nộ là người Nhật Bản quỳ trong bức ảnh rất giống với Thủ tướng Nhật là Shinzo Abe, người Nhật Bản cho rằng người Hàn Quốc đã làm quá nhưng người Hàn Quốc thì không. Gần đây, cộng đồng mạng Hàn Quốc cũng chiến tranh với cộng đồng mạng Philippines.

Trong quá khứ, cư dân mạng Thái Lan cũng không hài lòng về việc một bộ phận cư dân mạng Hàn Quốc có thái độ phân biệt chủng tộc với ca sĩ Lisa – có gốc Thái Lan, thành viên trong nhóm nhạc Blackpink. Cư dân mạng Trung Quốc cũng phẫn nộ khi nhiều cư dân mạng Hàn Quốc cho rằng các sao Hàn Quốc coi thường thị trường Trung Quốc, chỉ đến Trung Quốc vì tiền.

Đúng là từng có giai đoạn, V-pop coi K-pop là hình mẫu phát triển ở nhiều khía cạnh. Trong quá khứ, từng có thời điểm V-pop trở nên nhạt nhòa và thiếu định hướng, nhưng hiện tại, V-pop cũng đã có những dấu ấn rất riêng, có những thành công nhất định. Học theo, nhưng không phải bắt chước, V-pop coi K-pop là hình mẫu chứ không chấp nhận “sao y bản chính”.

Trong phần bình luận của MV Bống Bống Bang Bang của nhóm nhạc 365, nhiều người Hàn Quốc cho rằng MV này “học tập” ý tưởng từ Baby Shark. Mặc dù giai điệu hai bài hát chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng một số người Hàn lý luận rằng hai bài hát có những đoạn giai điệu lặp lại, hướng đến đối tượng trẻ em… Và nhiều người Hàn cho rằng khi con em của họ xem Baby Shark trên Youtube Kids sẽ thấy Bống Bống Bang Bang được đề xuất trong trình phát, phải chăng Bống Bống Bang Bang được dựa hơi Baby Shark?

Nhưng họ cần biết rằng Bống Bống Bang Bang dựa trên những giai điệu và ca từ truyền thống của văn hóa Việt Nam – những giai điệu có cả ngàn năm lịch sử. Ngoài ra, Bống Bống Bang Bang cũng được phát hành gần như cùng thời điểm với Baby Shark. Giai điệu ca từ hai bài hát hoàn toàn khác nhau, lượt view lớn của Bống Bống Bang Bang là do các gia đình Việt hay bật bài hát này cho con cháu nghe, các trường học cũng sử dụng bài hát này để tạo thành các bài tập thể dục hay dân vũ.

Nhiều người Hàn luôn cho rằng Việt Nam là một quốc gia kém phát triển, đi cùng với đó là nền âm nhạc Việt Nam cũng là một nền âm nhạc thấp kém. Vì thế, với họ, những MV gần nửa tỷ lượt xem – thành tích mà chỉ có số rất ít những nhóm nhạc Hàn đạt được, như Bống Bống Bang Bang là một điều vô lý. Vô lý hay không thì những con số cũng không biết nói dối, và Sơn Tùng M-TP đã không lạ lẫm gì với con số hàng trăm triệu lượt xem tại mỗi MV khi ra mắt nữa. Tại Hàn Quốc, chỉ có ít người là được được thành tích này.

K-pop là một nền giải trí phát triển, những ngôi sao của họ, như BTS, Blackpink, EXO, Twice, IU… đều có được tầm ảnh hưởng toàn cầu. Dĩ nhiên, V-pop chưa thể đạt được đến tầm đó, nhưng chưa đạt không có nghĩa là không thể đạt được.

Đem V-pop ra so sánh với K-pop là thiển cận, vì phải nhìn thẳng sự thật rằng K-pop là một nền giải trí phát triển. K-pop là niềm tự hào của người Hàn Quốc và họ có quyền để tự hào về điều ấy. Nhưng tự hào không có nghĩa là thượng đẳng, phát triển không có nghĩa là “đè đầu đè cổ” nền âm nhạc của các quốc gia khác.

Những người Hàn miệt thị nền âm nhạc Việt Nam và hình ảnh Việt Nam, có lẽ cũng chỉ là những kẻ thất bại tại Hàn Quốc, có thể là thất bại về kinh tế, thất bại về lối sống, thất bại nhân cách, thất bại về tầm nhìn hoặc thất bại về tất cả.

Và dĩ nhiên, họ đã chọn sai đối tượng để “thánh chiến”, vì cộng đồng người hâm mộ Việt Nam không phải là những người dễ bị bắt nạt và thường thường bậc trung.



 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N