Trong cuộc họp
về cuộc chiến chống coronavirus của Hội đồng Bảo an vừa qua, Đại sứ Mỹ Kelly
Craft đã có phát biểu gây tranh cãi rằng “Mỹ đã tài trợ hơn 900 triệu USD
cho phản ứng của LHQ – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác cho đến thời điểm
hiện tại”. Theo đó, các quốc gia mà bà kể tên lấy ví dụ là “Niger –
4,6 triệu, Nam Phi – 8,4 triệu, Indonesia – 5 triệu, Việt Nam – 9,5 triệu,
Tunisia – 600 nghìn đô la”.
Tất nhiên, với một đất nước
siêu cường như Mỹ, việc tài trợ 900 triệu USD là việc nhỏ, nhưng với một nước
như Việt Nam, vài triệu Usd lại là vấn đề khác. Nhưng liệu Việt Nam có đóng góp
ít cho cuộc chiến chống dịch Covid 19 của thế giới?
Tôi nghĩ là không. Bởi lẽ,
Việt Nam đã cung cấp cho thế giới một mô hình chống dịch hiệu quả, tiết kiệm,
không để nền kinh tế rơi vào tình trạng sụp đổ vì dịch bệnh. Mô hình của Việt
Nam đã được WTO, và chính Mỹ phải thừa nhận và cử đoàn sang học hỏi kinh
nghiệm. Thử hỏi, nếu các nước làm tốt việc phòng chống dịch như Việt Nam, hậu
quả của dịch Covid 19 có lớn và lan rộng như bây giờ không?
Trong khi đó, dù Mỹ chi tiền
lớn, có cơ sở y tế hiện đại, nhưng Mỹ lại là nước bị đánh giá là thất bại nhất
trong đợt chống dịch vừa qua, luôn giữ vị trí hàng đầu về số ca tử vong và số
người nhiễm bệnh. Mỹ cho thấy rằng tiền nhiều chưa chắc đã xử lý dịch bệnh một
cách hiệu quả.
Đóng góp có nhiều kiểu đóng
góp, chứ đâu phải là tiền bạc. Đối với một nạn dịch, tôi nghĩ đóng góp lớn nhất
không phải là đã tài trợ bao nhiêu tiền, mà quan trọng nhất chỉ ra cách chống
dịch hiệu quả để mọi nước có thể áp dụng. Và Việt Nam là một trong ít nước có
được mô hình như thế.
Nhận xét
Đăng nhận xét