Nhiều người ở độ tuổi
U40 vẫn nhớ mãi hình ảnh chú gà gáy một tràng chữ “o” cùng chùm nho, con bò.
Với họ, “o” là chữ cái được học đầu tiên trong đời. Trong khi đó, với sách hiện
tại, bài 1, học sinh thường học chữ “a”.
Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn
hành năm 1990, là cuốn sách gắn liền với thế hệ 8X và nửa đầu 9X. Nó nằm trong
bộ sách Tiếng Việt được đánh giá là phiên bản hoàn chỉnh nhất tính từ cuộc cải
cách giáo dục năm 1979. Trước khi thay sách mới vào năm 2002, học sinh học đáηɦ
vần, tập viết tập đọc qua cuốn này.
Không chỉ nhận đánh giá tốt về nội dung nhẹ
nhàng, sách Tiếng Việt lớp 1 ngày xưa còn được khen ở phần hình ảnh đơn giản,
sắp xếp hợp lý. Mỗi bài, học sinh học 1-2 chữ cái. Sách có bài ôn tập xen kẽ để
học sinh nhớ lại chữ cái trước khi bước sang học chữ mới.
Nội dung bài học đơn giản, với hai chữ cái “a”
và “c”, học sinh được học từ “cái ca” – vật dụng quen thuộc với trẻ em thời đó.
Sang bài 4, học học thêm dấu huyền, dấu sắc, kết hợp với từ “ca” đã học ở bài
cũ để học từ “cà”, “cá”. Hình ảnh, từ ngữ đều quen thuộc.
Nhịp độ học trong sách cũ cũng chậm hơn. Phần
vần bắt đầu từ bài 42, tức nếu mỗi ngày, học sinh học một bài, đến tuần thứ 9,
các em mới học sang phần vần. Nội dung bài đọc được khen dễ nhớ, ghép vần cần
học vào các tiếng quen thuộc với trẻ. Câu đọc lên cũng không ngang.
Những ví dụ về tập đọc trong sách Tiếng Việt
lớp 1 ngày xưa cũng được đánh giá đơn giản, dễ nhớ. Ở sách Tiếng Việt cũ, học
sinh ít khi phải học đến 3 âm, vần trong một bài.
Sang phần vần, sách Tiếng Việt cũ có nhiều bài
thơ ngắn dọn, dễ nhớ, nội dung dễ thương, gần gũi với trẻ em thời đó.
Phần cuối sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1 là ghi
chú về cách dạy, giúp trẻ học. Nhờ đó, giáo viên, phụ huynh không gặp khó khăn
khi dạy Tiếng Việt cho trẻ…
Nhận xét
Đăng nhận xét