Ngày 23/10/2020, tài khoản facebook “Huấn Hoa Hồng” đã
đăng tải video clip có gắn logo của Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin Bùi Xuân
Huấn đi cứu trợ đồng bào miền Trung. Trong video cắt ghép này, hình ảnh ca sĩ
Mỹ Tâm trao quà cho một người dân được thay bằng ảnh của Huấn. Cuối video, một
giọng nữ đọc đè lên bản tin, giới thiệu tiểu sử của Huấn.
Ngày sau khi phát hiện Đài
Truyền hình Việt Nam khẳng định đoạn clip này là một sản phẩm cắt ghép, đồng
thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý vụ việc.
Giám đốc Trung tâm sản xuất
và phát triển nội dung số Lê Quang Minh cho biết đoạn clip Huấn trao quà là một
sản phẩm cắt ghép. Hành vi mạo danh lần này gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu,
nhất là trong chương trình đưa tin về hoạt động từ thiện tại miền Trung. VTV đã
đề nghị cơ quan chức năng xác minh, làm rõ để xử lý cá nhân, tổ chức đăng clip
cắt từ chương trình Chuyển động 24h.
Trong 2 ngày 25, 26/10/2020,
Cục An ninh çɦíηɦ էrị nội bộ – Bộ Công an đã triệu tập Bùi Xuân Huấn (tức Huấn
“Hoa Hồng”) để xác minh, làm rõ việc đăng tải, tán phát lan truyền thông tin giả
mạo bản tin Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam lên trang facebook cá
nhân có tên “Huấn Hoa Hồng”.
Tại buổi làm việc với cơ quan
an ninh, Bùi Xuân Huấn khai nhận, bản thân là người thiết lập, điều hành và
quản trị tài khoản facebook “Huấn Hoa Hồng”.
Bùi Xuân Huấn (tức Huấn “Hoa
Hồng, quê Yên Bái) thừa nhận hành vi của mình là sai, làm ảnh hưởng đến hình
ảnh và uy tín của Đài Truyền hình Việt Nam; vi phạm quy định của pɦáρ luật; cam
kết chịu mọi hình thức xử lý của cơ quan chức năng. Huấn cũng khai nhận, đã chủ
động gỡ bỏ video clip trên khỏi tài khoản facebook “Huấn Hoa Hồng” vào ngày
24/10/2020.
Dưới góc độ pɦáρ lý, luật sư
Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng việc cắt ghép hình ảnh, đăng
video có nội dung sai sự thật lên mạng xã hội đã có dấu hiệu vi phạm Luật An
ninh mạng. Theo luật sư, hành vi giả mạo thông tin, hình ảnh của kênh truyền
hình quốc gia khi đưa tin về hoạt động từ thiện gây ảnh hưởng đến uy tín của
đài truyền hình. Ngoài ra, tin giả có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của
người dân.
“Nếu có căn cứ xác định hành
vi giả mạo như vậy để quyên góp tiền từ thiện nhằm trục lợi, thì người vi phạm
có dấu hiệu lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, luật sư phân
tích.
Ông Cường cho rằng cơ quan
chức năng cần vào cuộc để làm rõ mục đích của cá nhân, tổ chức đã chỉnh sửa
video từ chương trình thời sự, ghép hình ảnh Huấn “Hoa Hồng” đi trao quà từ
thiện.
Nếu quá trình xác minh cho
thấy hành vi giả mạo nhằm truyền đưa dữ liệu trái phép trên mạng Internet đến
mức gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng uy tín của tổ chức thì người vi phạm có
thể bị xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật hình sự, khung hình phạt lên đến 7
năm tù.
Còn trường hợp ai đó cắt ghép
hình ảnh để trở nên nổii tiếng hơn, chưa có hành vi chiếm đoạt tài sản, thì có
thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo Khoản 3, Điều 102 Nghị định
15 của Chính phủ quy định về việc giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông
tїη ɠїả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân.
Hiện, Cục An ninh chính trị
nội bộ đang củng cố hồ sơ vụ việc, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành
xử lý nghiêm theo quy định của pɦáρ luật.
Nhận xét
Đăng nhận xét